Tiêu dùng xanh ngày 22/6: Giá cà phê đồng loạt tăng, Arabica kỳ hạn tăng hơn 2%

Ghi nhận về thông tin tiêu dùng xanh ngày 22/6 cho thấy, giá cà phê trong nước dao động trong khoảng 42.700 - 43.300 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tại New York đạt mức 233,1 US cent/pound sau khi tăng hơn 2%.

Giá cà phê hôm nay 22/6 tại thị trường trong nước

Giá cà phê hôm nay 22/6 trong khoảng 42.700 - 43.300 đồng/kg.

Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.700 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 43.300 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 43.200 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 43.200 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 43.100 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 43.200 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 43.100 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 43.100 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay quay đầu tăng so với cùng thời điểm sáng qua.

20220622073337-51gia-ca-phe-2-1655860162.jpg
Thông tin tiêu dùng xanh ngày 22/6: Giá cà phê hôm nay 22/6 trong khoảng 42.700 - 43.300 đồng/kg. Ảnh minh họa.

Giá cà phê hôm nay 22/6 tại thị trường thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê quay đầu tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 7/2022 được ghi nhận tại mức 2.087 USD/tấn sau khi tăng 1,11% (tương đương 23 USD).

Giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tại New York đạt mức 233,1 US cent/pound, tăng 2,39% (tương đương 5,45 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã duy trì dự báo về nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ cà phê hiện tại 2021 - 2022 ở mức 167,2 triệu bao, giảm hơn 2,1% so với niên vụ trước, đồng thời giữ nguyên dự báo tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ tăng 3,3%, lên mức 170,3 triệu bao.

Thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021 - 2022. Xu hướng tổng thể của thị trường có nhiều biến động do vẫn chịu ảnh hưởng bởi nút thắt trong chuỗi cung ứng cà phê chưa được giải quyết trong khi nền kinh tế toàn cầu đối diện với nhiều rủi ro và thách thức.

Dự trữ cà phê được chứng nhận trên sàn giao dịch New York giảm 3,3% so với tháng trước, đóng cửa ở mức 1,16 triệu bao, trong khi dự trữ robusta chứng nhận trên sàn London tăng 9,6% lên 1,7 triệu bao.

Sản lượng vụ mùa hiện tại của Colombia tương đối thấp do điều kiện thời tiết không thuận lợi, trong khi Brazil cũng thu hoạch vụ mùa nhỏ hơn trong thời kỳ “trái vụ” của cây cà phê Arabica. Mặt khác, cả hai quốc gia này còn phải đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê.

Trong khi đó, châu Á và châu Đại Dương đang là khu vực hưởng lợi nhiều nhất từ sự sụt giảm sản lượng của Colombia và Brazil. Trong tháng 3, xuất khẩu của khu vực châu Á và châu Đại Dương đã đạt hơn 5 triệu bao, tăng mạnh 19,4% so với tháng 3/2021.

Anh Vân (t/h)