Lũy kế đến cuối tháng 8/2023, cả nước thu được 1.967,8 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, trên tổng số tiền thu theo kế hoạch năm là 3.200 tỷ đồng.
Việc thu dịch vụ môi trường rừng được là nguồn tài chính quan trọng và bền vững của ngành lâm nghiệp, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời góp phần cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, sống phụ thuộc vào rừng mà chủ yếu là đồng bào nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hơn nữa, chính sách còn đóng vai trò đáng kể trong thành tích chung của toàn ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Để tiếp tục phát huy tiềm năng từ dịch vụ môi trường rừng, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định tại các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan hoặc ban hành các nghị định, thông tư mới. Trong đó, Bộ sẽ tập trung vào mở rộng đối tượng dịch vụ môi trường rừng đã và đang thực hiện và tổ chức thực hiện các loại hình dịch vụ mới: Dịch vụ kinh doanh du lịch sinh thái bên ngoài phạm vi khu rừng, nhưng có sử dụng vẻ đẹp cảnh quan do rừng tạo ra; dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn và bán tín chỉ các bon ra thị trường thế giới.