Tăng cường thu hút đầu tư FDI trong ngành công nghiệp điện tử

Xu hướng dịch chuyển đầu tư và sản xuất đang tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư FDI trong ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chip.
cong-nghiep-dien-tu-1694077045.jpg
Tăng cường thu hút đầu tư FDI trong ngành công nghiệp điện tử. Ảnh minh họa

Trong thời gian qua, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã và đang thay đổi nhanh chóng với nhu cầu ngày càng cao về sản xuất và vận hành tinh gọn để giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa hoạt động sản xuất. Theo đó, ngành đã có nhiều bước tiến vượt bậc và luôn nằm trong tốp các quốc gia được dự đoán sẽ trở thành trung tâm sản xuất, phát triển công nghiệp điện tử của thế giới cũng như thu hút sự quan tâm đầu tư và thành lập nhà máy của các doanh nghiệp lớn.

Theo số liệu thống kê, ngành điện tử đã liên tục xuất siêu, năm 2022 xuất siêu 11,24 tỷ USD, chiếm 30,08% tỷ trọng xuất khẩu so với cả nước, đứng thứ 12 trên thế giới về xuất khẩu điện tử. 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu điện tử của Việt Nam đạt 49,78 tỷ USD (trong đó điện thoại giảm 17,64% và máy tính giảm 7,57% so với cùng kỳ năm trước). xuất siêu đạt 7,84 tỷ USD.

Còn trong số liệu của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong 7 tháng đã có mức tăng trưởng dương. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) tính đến ngày 20/7/2023, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16,24 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành điện tử nói riêng cũng có nhiều bước tiến khi xu hướng dịch chuyển đầu tư và sản xuất đang tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư FDI trong ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chip. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng giá trị nội địa để đóng góp nhiều hơn vào chuỗi cung ứng...

Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho toàn ngành công nghiệp điện tử Việt Nam cũng như cơ hội để đón nhận các làn sóng đầu tư mới vào ngành này.

Vì vậy, để doanh nghiệp điện tử Việt Nam tiếp tục gia tăng sản xuất, mở rộng thị trường và tiếp cận cơ hội kinh doanh quốc tế, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầutriển lãm công nghệ, các doanh nghiệp cho rằng, cần có chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Đồng thời cần có các chính sách thu hút FDI có chọn lọc, có tính lan tỏa và tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào chuỗi cung ứng ở vị thế chủ lực. Cùng với đó là phải đẩy mạnh công tác đào tạo nghề trung hạn và dài hạn cho lao động ngành điện tử và có chính sách và tính thực thi mạnh về hỗ trợ nguồn cung tài chính...

Đông Nghi