ứng phó biến đổi khí hậu
Việt Nam – Vương quốc Anh: Thúc đẩy hợp tác song phương ứng phó biến đổi khí hậu
Bên lề Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tại Azerbaijan, vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã có cuộc gặp song phương với bà Rachel Kyte, Đại diện đặc biệt về Khí hậu, an ninh năng lượng và net-zero của Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh.
Việt Nam đề xuất cần ít nhất 1,3 nghìn tỷ USD mỗi năm ứng phó biến đổi khí hậu cho tới năm 2035
Nhiệm vụ chính của gần 200 quốc gia tại Hội nghị Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 29) là đưa ra một thỏa thuận đảm bảo tài trợ lên tới hàng nghìn tỷ USD cho các dự án khí hậu trên toàn thế giới trong tương lai bởi cam kết tài chính 100 tỷ đô la mỗi năm cho ứng phó biến đổi khí hậu sẽ hết hạn trong năm 2024.
Kỳ vọng đạt được những tiến triển quan trọng trong ứng phó biến đổi khí hậu từ COP29
Trong bối cảnh hậu quả do biến đổi khí hậu đang gây ra thiệt hại ngày càng nặng nề cho con người và các nền kinh tế ở nhiều quốc gia, các nhà lãnh đạo hy vọng, Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) lần này sẽ đạt được những tiến triển quan trọng.
Nâng cao vai trò của thanh niên trong ứng phó Biến đổi Khí hậu
Thanh niên Việt Nam đã và đang tiên phong tìm hiểu và tham gia vào các giải pháp, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, với nhiều dự án dựa vào tự nhiên.
Việt Nam và Niu Di-lân ưu tiên hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu
Chiều ngày 30/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&NT) Việt Nam Lê Công Thành tiếp và làm việc với bà Caroline Beresfort, Đại sứ Niu Di-lân tại Việt Nam và bà Anna Broadthurst, Cố vấn trưởng về biến đổi khí hậu của Bộ Ngoại giao và Thương mại Niu Di-lân.
Thủ tướng đánh giá cao việc triển khai và tầm quan trọng của Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" hết sức ý nghĩa với người nông dân vùng ĐBSCL, với ngành hàng lúa gạo và với nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu an toàn trước thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về "0" theo đúng cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ireland Michael Higgins
Sáng 2/10 (theo giờ địa phương), sau lễ đón chính thức được tổ chức trang trọng tại Phủ Tổng thống, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Michael Higgins đã đồng chủ trì hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao hai nước. Nhằm tăng cường tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau, hai Nhà lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao, tích cực triển khai các cơ chế hợp tác hiện có.
Ninh Thuận đề xuất 103 nhiệm vụ, dự án nhằm thúc đẩy chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu
Trong chương trình hành động toàn diện với mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu của tỉnh Bình Thuận đề xuất 103 nhiệm vụ, dự án thuộc 9 nhóm lĩnh vực, ngành để thực hiện trong giai đoạn 2021-2030 nhằm xây dựng các công trình hạ tầng trọng yếu thích ứng biến đổi khí hậu với các tiêu chuẩn an toàn trước thiên tai; đặc biệt là các công trình ngăn triều cường, xâm nhập mặn.
Vai trò của kinh tế tuần hoàn trong phát triển của TP. Hồ Chí Minh
Kinh tế tuần hoàn được xem là xu thế tất yếu của thời đại, có sự đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ XXI, là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Việt Nam coi trọng hợp tác và tham gia có trách nhiệm nỗ lực toàn cầu ứng phó biến đổi khí hậu
Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong nỗ lực chung nhằm ứng phó các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu; Việc tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của ICJ là cơ hội to lớn cho các nước đang phát triển tham gia nỗ lực toàn cầu ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy quyền của các nước dễ bị tổn thương và định hình sự phát triển của luật môi trường quốc tế.
Doanh nghiệp và bài toán bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
Chuyển đổi mô hình kinh doanh bền vững đang là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp khi đứng trước các bài toán bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
Đổi mới phương thức tuyên truyền ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên
Ngày 07/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - Vusta) tổ chức hội thảo "Tổng kết 10 năm công tác thông tin, tuyên truyền về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2013-2023".
Thương mại và đầu tư bền vững: Chìa khóa cho tương lai xanh của châu Á và Thái Bình Dương
Theo một báo cáo mới công bố của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): Thương mại và đầu tư ‘xanh’ hơn là rất quan trọng để ứng phó biến đổi khí hậu ở châu Á và Thái Bình Dương, và sẽ đòi hỏi các chính phủ trong khu vực phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa.
Những đối tượng dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu tác động, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống mọi người dân, đặc biệt về sức khoẻ. Do đó, cần xây dựng chính sách để kịp thời bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Nestlé Việt Nam đẩy mạnh hợp tác đa bên trong nỗ lực thúc đẩy nông nghiệp xanh, ứng phó biến đổi khí hậu
Thông qua việc hợp tác với các bên nhằm chia sẻ kỹ thuật canh tác bền vững kết hợp chuyển đổi số đến người nông dân, mô hình nông nghiệp tái sinh đang được Nestlé giới thiệu tại Việt Nam hướng đến góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững, phát thải thấp.
Chuyển đổi năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh: Xu thế tất yếu, vấn đề cấp bách toàn cầu
Chuyển đổi năng lượng là một trong những chủ đề “nóng” được tập trung thảo luận tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) và đây là lĩnh vực nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Vùng Tây Nguyên cần chủ động thích ứng trước những thách thức của biến đổi khí hậu
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), trong thời gian qua, vùng Tây Nguyên đã phải đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu và các áp lực từ hoạt động kinh tế - xã hội của nội vùng.
Khuyến khích chuyển đổi "xanh", chuyển đổi số để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025
Mới đây, tại họp lần thứ 3, Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu - COP26, Ban Chỉ đạo yêu cầu các Bộ, ngành khẩn trương triển khai một số nội dung trọng tâm.
IFC đầu tư vào các công trình xây dựng xanh giúp cắt giảm phát thải khí nhà kính
Để giúp Việt Nam giải quyết nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đồng thời ứng phó với biến đổi khí hậu, IFC sẽ hỗ trợ Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long phát triển dự án nhà ở xanh và bền vững tại một thành phố vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh. Khoản đầu tư của IFC dự kiến sẽ tạo ra 1.500 việc làm, và kiến tạo một đô thị vệ tinh cung cấp nhà ở cho trên 50.000 người dân.