Sự khác biệt giữa chuyển đổi số với số hoá

Chuyển đổi số được hiểu là chuỗi quá trình sâu rộng bao chùm số hoá, ứng dụng công nghệ vào các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo nên một mô hình kinh doanh hiện đại hơn.
s1-1693106007.jpg
Ứng dụng công nghệ linh hoạt thay vì áp dụng thô sơ sẽ giúp quá trình chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên có hiệu quả hơn.

Về bản chất, số hoá chỉ là quá trình biến những con số, văn bản thô trên giấy thành dữ liệu kỹ thuật số. Dữ liệu này có thể sử dụng, lưu hành dễ dàng giữa các máy tính, nền tảng công nghệ khác. Trong khi đó, chuyển đổi số là một quá trình sâu rộng hơn bao gồm số hoá. Chuyển đổi số là ứng dụng công nghệ vào các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo nên một mô hình kinh doanh hiện đại hơn, tạo ra nhiều giá trị bền vững hơn.

Ứng dụng chứ không chỉ là áp dụng

Chúng ta thường nghe nói ứng dụng công nghệ trong hoạt động chuyển đổi số hay là chết. Điểm mấu chốt của câu nói đấy chính là “ứng dụng” chứ không phải là “áp dụng”. Ứng dụng đòi hỏi người thực hiện phải hiểu được đúng bản chất, tiềm năng, đánh giá chúng với từng mô hình doanh nghiệp trước khi tiến hành triển khai.

Lấy khách hàng làm trọng tâm

Triết lý kinh doanh hiện đại luôn lấy khách hàng làm trọng tâm và trong chuyển đổi số điều này vẫn luôn đúng. Khách hàng chính là động lực để doanh nghiệp thay đổi từ hoạt động truyền thống sang mô hình kinh doanh hiện đại.

Chính thị hiếu và nhu cầu ngày càng cao, càng đa dạng và kỳ vọng của khách hàng, buộc chúng ta phải thay đổi. Chuyển đổi số hay là chết, chuyển mình hoặc để mất khách hàng. Khách hàng của nhà hàng là thực khách, khách hàng của bệnh viện là bệnh nhân, khách hàng của cơ sở giáo dục là học sinh,… Làm gì để thực hiện chuyển đổi số thành công toàn diện.

Thay đổi tư duy, hiểu đúng về chuyển đổi số

Số ít những tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện chuyển mình thành công trước đòi hỏi của thị trường chính bởi vì họ đã hiểu đúng và từng bước thay đổi về tư duy đội ngũ nhân sự trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Con người là yếu tố cốt lõi để tạo nên sự thành công của quá trình chuyển đổi số, vì thế bước đầu tiên của tiến trình này là thay đổi chính con người. Một trong những phương pháp được các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam áp dụng thành công trong bước này chính là ứng dụng mô hình Agile vào đội ngũ nhân sự.

Mô hình Agile xuất phát từ một mô hình làm việc dành cho các công ty công nghệ. Đào tạo về Agile là đào tạo về tư duy làm việc và yếu tố vận hành doanh nghiệp. Trước những đòi hỏi thích ứng chuyển đổi số hay là chết của doanh nghiệp, Agile xây dựng đội ngũ giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn.

Thực hiện có chiến lược dài hạn

Chuyển đổi số không phải việc mua thêm máy tính, mua thêm phần mềm hay mà là cả một quá trình dài hạn. Từ việc thay đổi tư duy làm việc của đội ngũ nhân sự cho đến sáng tạo ra quy trình làm việc mới ứng dụng công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới dựa trên dữ liệu được tổng hợp bởi trí tuệ nhân tạo,… Rất nhiều vấn đề cần được giải quyết, cần được chuẩn hoá trong giai đoạn này. Vì vậy, doanh nghiệp muốn thành công cần có chiến lược dài hạn kèm các chỉ số KPI bám sát theo thời gian cụ thể. Kế hoạch thay đổi nên bắt đầu từ đội ngũ nhân sự, tiếp đến từng bộ phận và hoạt động trong doanh nghiệp.

s2-1693106091.jpg
Thực hiện chuyển đổi số cần có một chiến lược dài hạn.

Lên chiến lược dài hạn cho yêu cầu chuyển đổi số

Chuyển đổi số hay là tụt hậu có lẽ sẽ là lựa chọn dễ dàng hơn khi tổ chức, doanh nghiệp nhìn nhận ra đúng bản chất của vấn đề. Thành công trong chuyển đổi số sẽ được đánh giá chính xác nhất khi doanh nghiệp vượt qua những thách thức của thị trường, lớn mạnh và mang lại nhiều giá trị mới cho khách hàng và chính đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp đó.

Anh Tú TH