Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 10/01/2023, cổ phiếu IBC đang ở mức 4.110 đồng/cổ phiếu, tăng trần 260 đồng/cổ phiếu so với phiên giao dịch liền kề, và là phiên thứ tám liên tiếp cổ phiếu này tăng trần và chưa có dấu hiệu dừng tăng.
Khối lượng khớp lệnh đạt 700 cổ phiếu, lượng chất sàn đạt hơn 4.7 triệu cổ phiếu, và hiện đang trắng bên bán (điều này thể hiện cổ phiếu của IBC đang rất được các nhà đầu tư quan tâm và có có tiềm năng sẽ tiếp tục tăng giá).
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ lý do cổ phiếu IBC liên tục tăng đứng trong nhiều phiên liên tục. Trong giải trình vào ngày 09/01/2023, Apax Holdings cho biết: “Việc giá cổ phiếu IBC liên tục tăng trần đến từ cung cầu của thị trường chứng khoán và do quyết định của nhà đầu tư”.
Liên tục bị các công ty chứng khoán bán giải chấp
Cách đây ít hôm Công ty CP Tập đoàn Giáo dục Egroup (Egroup) đã thông báo đã bị Mirae Asset bán giải chấp 2,7 triệu cổ phiếu Apax Holdings thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong khoảng thời gian từ ngày 30/12/2022 đến 6/1/2023. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của Egroup đã giảm xuống còn 36,7 triệu cổ phiếu, tương đương 44,11% vốn điều lệ của Apax Holdings.
Trước đó, trong khoảng thời gian từ ngày 16-29/12, Egroup đã bị 2 công ty chứng khoán là Mirae Asset và BVSC bán giải chấp tổng cộng hơn 10,3 triệu cổ phiếu IBC. Trong đó, 9,3 triệu đơn vị được bán ra đúng vào phiên cổ phiếu này được giải cứu khỏi chuỗi ngày giảm sàn liên tiếp (29/12). Như vậy, chỉ trong chưa đầy một tháng, cổ đông này đã bị bán giải chấp tổng cộng 13 triệu đơn vị, tương đương 15,6% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của Apax Holdings.
Tương tự, cũng trong khoảng thời gian từ ngày 16-29/12, ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) – Chủ tịch Apax Holdings cũng đã bị BVSC bán giải chấp 1,56 triệu cổ phiếu IBC. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của Shark Thủy tại Apax Holdings đã giảm xuống còn 6,17% vốn điều lệ.