Cùng với việc người tiêu dùng Việt Nam ngày càng trở nên quen thuộc với thực phẩm và đồ uống của Châu Âu, hội thảo lần này sẽ mang đến cho các chuyên gia Việt Nam cơ hội học hỏi trực tiếp từ các chuyên gia trong ngành về lợi ích từ việc bán các sản phẩm thực phẩm Châu Âu, những sản phẩm nối tiếng về chất lượng và được đảm bảo bởi các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thị trường các sản phẩm từ sữa của Việt Nam
Trong khi mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước phương Tây, với 12,5kg vào năm 2018, thị trường các sản phẩm sữa ở Việt Nam đã và đang tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây, cả về sản lượng và giá trị.
Sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 50-70% nhu cầu, do đó, thị trường Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, vốn dao động trong khoảng 400 tỷ EUR trong giai đoạn 2014 - 2018. Các nước Châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là nguồn nhập khẩu sữa quan trọng đối với một số sản phẩm, đáng chú ý nhất là sữa và kem (có đường và không đường, sữa đặc và không phải sữa đặc), váng sữa và pho mát.
Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa lớn và được tích hợp trong tổ chức thị trường chung (CMO). Việc sản xuất sữa được thực hiện ở tất cả các nước Châu Âu và chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá trị sản lượng nông nghiệp Châu Âu. Tổng sản lượng sữa Châu Âu ước đạt khoảng 155 triệu tấn mỗi năm. Các nước sản xuất chính bao gồm: Đức, Pháp, Ba Lan, Hà Lan, Ý và Tây Ban Nha. Tổng sản lượng của các quốc gia này chiếm gần 70% sản lượng của Châu Âu.
Tem nhãn là một phương thức hiệu quả nhằm bảo hộ các sản phẩm sữa được sản xuất tại một khu vực nhất định. Bảo hộ xuất xứ hàng hóa (PDO) và bảo hộ chỉ dẫn địa lý (PGI) bảo vệ các phương pháp sản xuất truyền thống, đảm bảo tính nguyên bản và xuất xứ của sản phẩm.
Nổi bật như nhãn hiệu chiếc lá Châu Âu dùng để chỉ một sản phẩm được sản xuất tuân thủ các quy tắc sản xuất thực phẩm hữu cơ Châu Âu như: Nhãn PDO/ PGI được áp dụng cho các loại pho mát sau: Asiago (Italia), Beaufort (Pháp), Comté (Pháp), Grana Padano (Italia), Gruyère (Pháp), Parmigiano Reggiano (Italia), Pecorino Romano (Italia), Reblochon (Pháp), Morbier (Pháp), Abondance (Pháp), Emmental de Savoie (Pháp), Tomme de Savoie (Pháp).
“Sự kết hợp tuyệt vời” các nguyên liệu của EU và Việt Nam
Thông qua chương trình “Ẩm thực Châu Âu & Việt Nam: Sự kết hợp tuyệt vời”, Liên minh Châu Âu (EU) mong muốn quảng bá sự ưu việt của thực phẩm và đồ uống Châu Âu tại Việt Nam trong bối cảnh Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đã có hiệu lực vào tháng 8/2020 và thúc đẩy hơn nữa lượng cầu của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng tại Việt Nam.
Bằng cách thể hiện “Sự kết hợp tuyệt vời” giữa các sản phẩm Châu Âu và nguyên liệu địa phương của Việt Nam, hội thảo sẽ làm nổi bật các đặc điểm chính của thực phẩm và đồ uống Châu Âu bảo đảm an toàn, chính thống, chất lượng cao và giá cả phải chăng, được đảm bảo bởi 3 loại nhãn chất lượng (PDO, PGI và hữu cơ), không chỉ đảm bảo hương vị mà còn giúp người tiêu dùng tin tưởng và phân biệt được sản phẩm chất lượng. Đồng thời, các chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm và khách sạn, nhà hàng sẽ chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về sự ưu việt của các loại thực phẩm nhập khẩu đến từ Châu Âu.
Tại hội thảo, bà Võ Phương Vy, Giám đốc bộ phận Khách hàng trọng điểm của Passion Gourmet Foods Asia (Nhà nhập khẩu và phân phối nổi tiếng với các sản phẩm về sữa và thủy sản) sẽ chia sẻ những hiểu biết về tiêu thụ sữa của Việt Nam từ góc độ nhà nhập khẩu và phân phối. Với hơn 7 năm kinh nghiệm làm Giám đốc bộ phận Khách hàng tại các đơn vị nhập khẩu lớn, bà Vy sẽ mang tới những kinh nghiệm kinh doanh thiết thực.
Tiếp đó, ông Minh Chữ, nhà sáng lập Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV) và Chủ tịch Công ty TNHH Hospitality and Tourism Solutions (HTS Group), sẽ đề cập đến các đặc điểm của các sản phẩm sữa EU hiện đang được xuất khẩu sang Việt Nam, các doanh nghiệp về thực phẩm và đồ uống có thể tận dụng điều này như thế nào?
Đặc biệt, tại hội thảo sẽ có sự xuất hiện của đầu bếp Steven Long, người sẽ trình diễn nấu hai công thức “Sự kết hợp tuyệt vời”.
Trong khuôn khổ hội thảo sẽ diễn ra hoạt động trình diễn nấu ăn nhằm đem lại những ví dụ thực tế cùng với việc nếm thử món ăn để mọi người thấy các nguyên liệu Châu Âu và Việt Nam có thể kết hợp với nhau một cách sáng tạo ra sao.
Cùng với đó, tại Hội thảo sẽ đề cập đến những lợi ích của Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam - EU (EVFTA), chia sẻ góc nhìn vấn đề các doanh nghiệp có thể giành được khách hàng trung thành tại Việt Nam như thế nào?