Theo đó, FLC cho biết đã nhận được 8 quyết định của Chi cục Thuế khu vực Thành phố Sầm Sơn - Quảng Xương với số tiền bị cưỡng chế là gần 131 tỷ đồng với lý do cưỡng chế là công ty nợ tiền thuế quá hạn 90 ngày theo quy định bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/ yêu cầu phong toả tài khoản của công ty mở tại các ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Việt Nam - Thịnh Vượng - Chi nhánh Hà Nội; Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Quận 1, Tp.HCM; Ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Hà Nội; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân.
Trước đó, ngày 30/03, Chi cục thuế khu vực TP. Sầm Sơn - Quảng Xương đã ban hành 11 quyết định đối với FLC về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản đối với FLC, mở tại 11 ngân hàng: VPBank chi nhánh Hà Nội; VIB chi nhánh Quận 1 TP.HCM, OCB chi nhánh Hà Nội, Vietcombank Hội sở, BIDV chi nhánh Bình Định, Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc, Agribank chi nhánh Tây Đô, BIDV chi nhánh Tây Sơn Bình Định, Vietcombank chi nhánh Thanh Hóa, Vietinbank chi nhánh Sầm Sơn và BIDV chi nhánh Thanh Hóa.
Số tiền bị cưỡng chế của FLC tại thời điểm đó là 124,8 tỷ đồng, do doanh nghiệp này nợ tiền thuế quá hạn 90 ngày theo quy định.
Tuy nhiên, sau đó nửa tháng, ngày 13/04, FLC đã nhận được văn bản số 787/CCT-KT của Chi cục thuế khu vực TP. Sầm Sơn - Quảng Xương, về việc mở phong tỏa tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Cũng ở diễn biến liên quan,trong ngày 01/08, Tập đoàn FLC cũng đã nhận ba quyết định cưỡng chế của Cục thuế Quảng Bình với tổng số tiền bị cưỡng chế là hơn 224 tỷ đồng.
Mới đây nhất, FLC cho biết đã nhận được Công văn số 1408/SGDHCM-NY đề ngày 16/08/2022 của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) về khả năng đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu FLC.
Theo đó, HOSE đã có công văn gửi FLC yêu cầu tập đoàn này có văn bản giải trình về lộ trình tổ chức Đại hội đồng cổ đông cũng như việc lựa chọn đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022 về HOSE trước ngày 19/08.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, FLC đã có văn bản giải trình với HOSE về lộ trình tổ chức Đại hội cổ đông thường niên và lựa chọn đơn vị kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2022.
Cụ thể: Ngày 21/07/2022, sau gần 4 tháng gấp rút và nỗ lực tìm kiếm đơn vị kiểm toán mới, Tập đoàn FLC đã ký kết Hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán với Công ty TNHH Kiểm toán An Việt để kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2021 cùa Tập đoàn FLC.
Sau gần 1 tháng tích cực triển khai thực hiện, việc kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2021 của công ty cơ bản đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đã thống nhất với đơn vị kiểm toán. Tuy nhiên, trong bối cảnh vụ việc cá nhân của cựu lãnh đạo Tập đoàn FLC chưa có kết luận chính thức từ các cơ quan liên quan, việc kiểm toán các báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết cần được thực hiện kỹ lưỡng, cẩn trọng nhàm đảm bảo tính chính xác, toàn diện, minh bạch.
Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ kiểm toán cáo báo cáo tài chính năm 2021, nỗ lực hạn chế thiệt hại, tổn thất phát sinh cho doanh nghiệp và các cổ đông, ngày 15/8/2022, Tập đoàn FLC đã có Công văn số 460/TLC-BKT tới Bộ Tài Chính và ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đề nghị các cơ quan quàn lý nhà nước hướng dẫn hỗ trợ Tập đoàn FLC giải quvết vướng mắc, khó khăn trong việc kiểm toán các báo cáo tài chính.
Trên cơ sở đề xuất của Tập đoàn FLC, Bộ Tài Chính đã giao ủy ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn doanh nghiệp niêm yết thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
"Tập đoàn kỳ vọng với sự hỗ trợ, quan tâm kịp thời của các cơ quan quản lý nhà nước cùng sự hợp tác, phối hợp đẩy nhanh tiến độ kiểm toán của Công ty TNHFI Kiểm toán An Việt, Tập đoàn FLC có thể phát hành và công bố thông tin các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 dự kiến trong tháng 09/2022", FLC cho biết.
Ngay sau khi các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của Công ty phát hành, Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC sẽ triển khai thủ tục triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niêm năm 2022 theo đúng trình tự triệu tập họp áp dụng đối với công ty đại chúng theo quv định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Chứng khoán năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Dự kiến cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 cùa Tập đoàn FLC sẽ được tổ chức vào tháng 11/2022.
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niêm năm 2022, Hội đồng quản trị sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua nội dung lựa chọn đơn vị kiểm toán thực hiện kiểm toán, soát xét các báo cáo tài chính năm 2022 cùa Tập đoàn FLC đàm bảo tuân thủ các quy định về việc lựa chọn đơn vị kiểm toán của doanh nghiệp niêm yết.
Trên cơ sở quyết định của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Tập đoàn FLC sẽ tiếp tục phối hợp với đơn vị kiểm toán được lựa chọn và dự kiến phát hành, công bố thông tin các báo cáo tài chính bán niên 2022 soát xét vào tháng 12/2022.
Theo báo cáo tài chính quý II/2022, doanh thu thuần của Tập đoàn FLC đạt gần 576 tỷ đồng, giảm gần 66% so với cùng kỳ năm trước. Về lợi nhuận, do khoản lỗ từ các công ty liên doanh, liên kết và các chi phí quản lý, dẫn đến FLC bị lỗ ròng sau thuế là 640 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 21 tỷ đồng.
Sau 6 tháng, nợ phải trả của FLC tăng từ 24 nghìn đồng tỷ hồi đầu năm lên hơn 27 nghìn tỷ đồng; trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 19 nghìn tỷ đồng, tương đương 70%. Tổng tài sản đến cuối quý II đạt 36 nghìn tỷ đồng; trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 19,3 nghìn tỷ đồng, tài sản dài hạn chiếm gần 17 nghìn tỷ đồng.
Có thể thấy, từ khi ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC bị bắt về hành vi thao túng và che giấu thông tin chứng khoán vào cuối tháng 3, nhóm cổ phiếu “họ FLC” liên tục giảm sàn.