Ni trưởng trọn đời nương bóng cửa Phật, đau đáu xây dựng không gian tâm linh Tổ Ni đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Trọn đời nương bóng cửa Phật với tâm nguyện để lại di sản cho hậu thế và Phật tử có không gian hành thiền, chiêm bái, Ni trưởng Thích Đàm Lan – Ủy viên thường trực HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng Phân ban Thường trực Phân ban Ni giới TW, Trụ trì chùa Tùng Lâm Kiều Đàm Di Thiên Phúc bao năm trăn trở để hoàn thiện không gian tâm Tùng Lâm Kiều Đàm Di Thiên Phúc. Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024, phóng viên Doanh nghiệp Kinh tế xanh đã mạn đàm với Ni trưởng.
chua-thien-phuc-dnktx1-at-1716334511.jpg
Phối cảnh không gian tâm linh Tùng Lâm Thiên Phúc.

Chùa Thiên Phúc thuộc thôn Phúc Thọ, xã Đông Xuân (huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội). Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian và lịch sử đã xuống cấp nghiêm trọng, không đủ điều kiện để tu tập, sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá tâm linh của tín đồ Phật tử xa gần và địa phương.

Từ khi được Giáo hội Phật bổ nhiệm và nhân dân địa phương tín nhiệm mời về trụ trì Chùa Thiên Phúc, Ni trưởng Thích Đàm Lan có ước nguyện mở rộng nơi đây thành một “Tùng Lâm Kiều Đàm Di Thiên Phúc” được xây dựng trên nền cốt chùa Thiên Phúc, trước là ngôi chùa nhỏ có từ xa xưa, đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay các hạng mục của ngôi chùa đã xuống cấp cần tu bổ và mở rộng là nơi tôn thờ di Mẫu Kiều Đàm Di - Ngài là Tổ Ni đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, đây cũng là nơi tu học cho Ni Giới và các Phật tử thập phương xa gần.

chua-thien-phuc-dnktx4-at-1716334588.jpg
Tháp thờ Tổ Ni Kiều Đàm Di

Được sự cho phép của các cấp Giáo hội cũng như được sự nhất trí của lãnh đạo và sự đồng thuận của nhân dân địa phương. Ngày 21 tháng 6 năm 2023 (nhằm ngày 4 tháng 5 năm Quý Mão) Ban xây dựng của chùa đã chính thức khởi công xây dựng. Kinh phí để xây dựng toàn bộ ngôi chùa bao gồm: Phần xây dựng các hạng mục công trình, trang trí nội ngoại thất, sân đường, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy, tiểu cảnh, tượng ao hồ, cây xanh…

Chùa Thiên Phúc là kiến trúc của trung tâm Ni Giới - Tùng Lâm Kiều Đàm Di Thiên Phúc. Chùa được quy hoạch và thiết kế trên khuôn viên đồi cây, xung quanh là hồ nước, cây xanh theo kiến trúc truyền thống Bắc Bộ nhưng có điều chỉnh về vật liệu và màu sắc để khẳng định sự khác biệt của một ngôi chùa Ni. Nổi bật giữa kiến trúc của chùa là tượng Phật Quan Âm tứ diện bằng đá cao 12 mét, đó cũng chính là tọa độ trung tâm của chùa Thiên Phúc. Cách bài trí điện Phật tại đây theo đúng lối truyền thống Chùa Bắc Bộ.

chua-thien-phuc-dnktx3-at-1716334660.jpg
Tòa Tam Bảo.

Bên cạnh đó các hạng mục công trình: Tòa Tam Bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà Địa Tạng, lầu chuông, gác trống, lầu Quan Âm. Điểm nhấn của công trình là tòa tháp thờ Tổ Ni Kiều Đàm Di được thiết kế nổi trên mặt nước hồ tĩnh lặng, diện tích xây 190 m2, chân đế ốp đá hoa cương, cửa gỗ Lim. Đây là không gian thờ Tổ Ni Kiều Đàm Di, người có công nuôi dưỡng Thái tử Tất Đạt Đa là vị Thánh Tổ Ni của Ấn Độ và thế giới. Tháp thờ Tổ Ni Kiều Đàm Di được thiết kế theo kiến trúc Ấn Độ, nhưng được điều chỉnh theo kiến trúc chùa Việt Nam, bên trong đặt Tượng thờ Tổ Ni Kiều Đàm Di bằng đá ngọc cao 3,2m

Trung tâm Ni Giới - Tùng Lâm Kiều Đàm Di Thiên Phúc có ý nghĩa đặc biệt như một dấu mốc lịch sử đối với sự phát triển Ni giới Phật giáo, giáo lý từ bị, noi gương các vị Thánh Tăng, Thánh Ni. Đây cũng là nơi long trọng tổ chức Đạo tràng để các Đại danh tăng đến truyền pháp, hướng dẫn tu tập thiền định, truyền đăng, tụng diệm.

Ngôi chùa khi được xây dựng xong góp phần làm thêm văn hoá, tín ngưỡng tâm linh của phật giáo Sóc Sơn và Phật giáo miền Bắc.

chua-thien-phuc-dnktx5-at-1716334735.jpg
Ni trưởng Thích Đàm Lan – Ủy viên thường trực HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng Phân ban Thường trực Phân ban Ni giới TW, Trụ trì chùa Tùng Lâm Kiều Đàm Di Thiên Phúc cùng các Phật tử.

Toàn bộ dự án được quy hoạch với nhiều hạng mục kiến trúc theo đúng tinh thần gần gũi với thiên nhiên, tạo nên một khu sinh thái tâm linh có tính thời đại. Các hạng mục chính của dự án bao gồm: Chùa Thiên Phúc, tháp thờ Tổ Ni Kiều Đàm Di, tháp thờ Phật Dược sư, vườn tượng Phật - Tuệ Nhãn, vườn Thiền - Trúc Lâm, giảng đường và các hạng mục phụ trợ khác như sau văn hoá, tín ngưỡng tâm linh của Phật giáo Sóc Sơn và Phật giáo miền Bắc cũng như Phật giáo cả nước nói chung, điểm tham quan, dừng lại tu dưỡng (hành hương) khi các Phật tử ba miền và khách thập phương có nhu cầu hiểu thêm về lịch sử, cũng là nơi giao lưu với Ni giới quốc tế khi đến Việt Nam./.

Trần Minh