Mỹ: Giá khí đốt tự nhiên lập kỷ lục cao nhất trong vòng 13 năm

Giá khí đốt tự nhiên (LNG) của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 13 năm, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine buộc châu Âu phải chuyển sang sử dụng LNG của Mỹ, đẩy sản lượng xuất khẩu LNG ở Mỹ lên mức kỷ lục.

Trong những tháng gần đây, giá khí đốt tự nhiên leo thang trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine buộc châu Âu phải chuyển sang sử dụng LNG của Mỹ, đẩy sản lượng xuất khẩu LNG ở Mỹ lên mức kỷ lục.

Ông David Givens, người đứng đầu bộ phận khí đốt tự nhiên và dịch vụ điện ở khu vực Bắc Mỹ tại Argus Media cho biết: “Tác động của cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga có thể tồn tại lâu dài đối với thị trường khí đốt tự nhiên Bắc Mỹ".

Qua đó, giá khí đốt Henry Hub (tiêu chuẩn giá khí đốt của Mỹ) đã tăng trên 28 USD/100 m3 vào đầu phiên giao dịch tại New York - mức cao nhất 13 năm trởi lại đây (từ năm 2008).

Theo các nhà phân tích, một nguyên nhân chính khác dẫn đến giá LNG tăng là đợt giá rét kéo dài ở nhiều khu vực lớn của Mỹ và Canada.

17-1647485646924150157982-1650352227.jpeg
Ảnh minh hoạ

Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ dự báo nhiệt độ sẽ thấp bất thường ở khắp các khu vực phía Bắc nước Mỹ từ ngày 25/4 đến ngày 1/5. Điều này có thể làm tăng nhu cầu đối với nhiên liệu sưởi ấm và nhiên liệu cho nhà máy điện.

Tình trạng thiếu than ở Mỹ cũng góp phần cung cấp nhiên liệu cho cuộc biểu tình khí đốt, hạn chế khả năng chuyển đổi nhiên liệu của các nhà máy phát điện. Trong bối cảnh đó, giá than quá cao khiến khí đốt tự nhiên trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn đối với nhiều nhà máy phát điện.

Nhóm tư vấn cho các công ty hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng EBW Analytics nhận định với đà tăng giá hiện nay, giá LNG sẽ còn tiếp tục tăng và vẫn có khả năng tăng vào mùa hè.

Mới đây, Bộ Tài chính Đức cho biết nước này đã chi gần 3 tỷ euro (3,2 tỷ USD) để thuê các trạm nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nổi ở ngoài khơi, nhằm giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Châu Âu, đặc biệt là Đức, đang phải dựa vào LNG để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu từ Nga. Ba nước cung cấp LNG lớn nhất là Australia, Qatar và Mỹ. Được hóa lỏng để chiếm ít thể tích hơn, LNG sẽ được chuyển trở lại về dạng khí khi đến nơi phân phối.

Các trạm nổi, hay còn gọi là kho nổi chứa và tái hóa khí (FSRU – Floating Storage Regasification Unit), sẽ chuyển LNG được vận chuyển bằng các tàu chở dầu thành khí đốt và đưa chúng vào mạng lưới đường ống dẫn.

Bộ trưởng Kinh tế Đức cũng khuyến cáo người Đức nên bắt đầu tiết kiệm năng lượng, thay đổi thoái quen ngay từ bây giờ để trở nên độc lập với nhiên liệu hóa thạch của Nga.

Phương Ly (t/h)