Thời gian sau, Tống Văn Trinh vào làm việc ở Sở Công chính ngụy quyền Lào tại Thủ đô Viêng Chăn. Với bản chất cởi mở dễ gần, Tống Văn Trinh nhanh chóng chiếm được cảm tình của ngụy quyền Lào - Việt ở Viêng Chăn. Đầu tháng 1/1971, chuẩn bị đón Tết Tân Hợi, Tống Văn Trinh thấy có nhiều xe của đại sứ quán chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chạy trên đại lộ Lane Xang ở Viêng Chăn.
Một lần đến chuyện trò thân mật với Trung tá Bảo, tùy viên quân sự đại sứ quán chính quyền Sài Gòn, anh được Trung tá Bảo cho biết: "Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vừa cử một số cán bộ cao cấp ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn sang Lào đàm phán một số vấn đề quan trọng giữa hai nước".
Tống Văn Trinh liền ngỏ ý: "Nhân dịp chuẩn bị đón Tết, chẳng mấy khi có đồng hương từ Sài Gòn sang, ta nên có một bữa tiệc chiêu đãi thịnh soạn". "Đắc-co", trước hết, với danh nghĩa tùy viên quân sự, tôi mời 7 sĩ quan cao cấp quân đội Nguyễn Cao Kỳ vừa sang đến dự tiệc tại ngay phòng tùy viên.
Bữa tiệc rượu liên hoan được tổ chức tại nhà riêng của Trung tá Bảo, đồng thời cũng là nơi làm việc của phòng tùy viên quân sự, trên đường đi Thạt Luông. Thấy một sĩ quan ngụy nhìn về phía mình, Tống Văn Trinh đã vin cớ quá say, xin được đi nghỉ. Trung tá Bảo bố trí cho anh vào phòng trong của mình nằm ngủ.
Qua khe cửa, Tống Văn Trinh thấy bọn ngụy đang say sưa nằm kề bên các cô gái Thái, vừa hút thuốc phiện, vừa bàn nhiều chuyện đại sự. Nằm trong phòng Trung tá Bảo, Tống Văn Trinh thấy trên mặt bàn một tập hồ sơ ghi đậm dòng chữ: "Opération Lam Sơn 719", phía dưới có hai chữ "Tuyệt mật".
Anh nhanh chóng đọc vội, nhớ thật kỹ nội dung tập hồ sơ nói về mục tiêu cuộc hành quân của ngụy quyền Lào - Việt ở đường 9 - Nam Lào với đầy đủ các địa điểm nhảy dù từ Khe Sanh đến Tchépone, ngày giờ bắt đầu và từng giai đoạn hành quân, các lực lượng ngụy Lào, Việt chiến đấu và các đơn vị quân viễn chinh Mỹ yểm trợ.
Trên tường là một tấm bản đồ quân sự Mỹ ghi tỉ mỉ từng địa điểm, thời gian, từng đơn vị tham gia chiến đấu.
Với trí nhớ siêu đẳng của một điệp viên, sau khi đã điểm lại đầy đủ những điều ghi nhận, Trinh mở cửa ra phòng ngoài. Trung tá Bảo niềm nở: - Nằm đây, các em gái Thái tiêm cho mấy viên a phiến giải sầu đã.
Tống Văn Trinh vin cớ quá say, xin về nhà nghỉ. Về nhà, anh đã thức đến sáng, viết báo cáo về cuộc "Hành quân Lam Sơn 719" của địch do Trung tướng ngụy quyền Sài Gòn Hoàng Xuân Lãm chỉ huy.
Cùng với nhiều nguồn tin khác từ các điệp viên của chúng ta, kế hoạch Lam Sơn 719 - dù được Mĩ bảo vệ tuyệt mật - đã bị lộ. Kế hoạch được bảo vệ tuyệt mật ở phía Mĩ, chứ phía VNCH thì “say: No”. Kế hoạch cứ như vậy mà bị lộ trước một tháng diễn ra, góp phần đẩy quân VNCH vào thất bại ê chề tại cao nguyên Trung Phần.
Dù thất bại nhưng cuộc duyệt binh ngày quân lực VNCH năm 1973 vẫn tuyên dương và khen thưởng các lực lượng tinh nhuệ đã “đánh thắng Cộng quân trên mặt trận cao nguyên Trung Phần trong chiến dịch Lam Sơn 179” sự ảo tưởng này ngoài dự tính ban đầu của quân Giải phóng./.