Cụ thể, tính đến tháng 12/2022, doanh thu công ty đạt 9.398,3 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với năm 2021, tương đương 109% kế hoạch năm 8.586,3 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế đạt 556,6 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2021, tương đương 108% kế hoạch năm 517,6 tỷ đồng.
Trong cơ cấu doanh thu năm 2022 của Viettel Construction, mảng vận hành khai thác đóng góp nhiều nhất (chiếm 55.5%) tăng 18% so với năm 2021. Tiếp theo là mảng xây lắp với doanh thu 2.626 tỷ, tăng 70% và chiếm tỷ lệ 28% tổng doanh thu của công ty.
Mảng Dịch vụ và Hạ tầng cho thuê cũng ghi nhận doanh thu tăng trưởng cao lần lượt 59% và 56% so với cùng kỳ tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 3%. Ngược lại, doanh thu của mảng giải pháp tích hợp giảm 15% xuống 910 tỷ đồng và đóng góp 10% vào doanh thu năm 2022 của Viettel Construction.
Tính đến cuối năm 2022, Viettel Construction sở hữu và cho thuê 4.286 trạm BTS, 1,87 triệu m2 DAS, 16,874 MWp năng lượng mặt trời.
Lũy kế nguồn việc B2B (Business to Business) năm qua đạt 1.900 tỷ đồng, các dự án tiêu biểu như Louis City (giá trị hợp đồng 854,1 tỷ), Tuta Bắc Giang (294 tỷ), Gem Sky World (215 tỷ),... Đối với nguồn việc B2C (Business to Customer), công ty đã ký 1.316 hợp đồng xây dựng nhà ở riêng lẻ, giá trị nguồn việc đem lại 1.353 tỷ đồng,…
Năm 2022 Viettel Construction ký kết 1.316 hợp đồng xây dựng nhà ở riêng lẻ, giá trị nguồn việc đem lại 1.353 tỷ đồng.
Sau nhiều lần chuyển đổi tên giao dịch, đến tháng 9/2018, Công trình Viettel chính thức mang tên Tổng Công ty CP Công trình Viettel (Tên giao dịch quốc tế Viettel Construction Joint Stock Corporation) hoạt động kinh doanh với 6 trụ chính: Đầu tư Hạ tầng, Xây dựng (bao gồm xây dựng hạ tầng viễn thông, xây dựng dân dụng B2C và B2B), Công nghệ thông tin, Giải pháp Tích hợp, Dịch vụ Kỹ thuật và Vận hành Khai thác.