Điều đáng nói là các em lại là đối tượng đang bị bỏ quên”, các nhà nghiên cứu đã lên tiếng trong một báo cáo được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet.
Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng sẽ còn có nhiều trẻ em có thể bị mất đi người thân trong thời gian tới do đại dịch vẫn đang hoành hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, và các em sẽ có nguy cơ cao bị sang chấn tâm lý, gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bị lạm dụng, hoặc mắc các chứng bệnh mãn tính và nghèo đói do hệ quả của sự cố này.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra con số ước tính nói trên dựa trên dữ liệu thống kê về số ca tử vong và các dữ liệu khác được ghi nhận tại 21 quốc gia chiếm hơn 76% số ca tử vong do COVID-19 trên toàn cầu, tính đến ngày 30/4/2021. Nhóm nghiên cứu này do một thành viên của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đứng đầu và bao gồm một số chuyên gia từ các tổ chức quốc tế, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Đại học Hoàng gia
“Ở Mỹ, 40% ông bà sống với cháu và đóng vai trò là người chăm sóc chính các em. Ở Anh, 40% ông bà cũng thường xuyên giúp các bậc cha mẹ chăm sóc trẻ em. Việc ông bà qua đời vì COVID-19 sẽ tạo ra một cú sốc lớn về tâm lý cho các em”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Trong một báo cáo khác liên quan đến nghiên cứu này được đăng tải trên mạng internet, nhóm nhà nghiên cứu nói trên cũng cảnh báo rằng nếu đại dịch không kết thúc sớm và quá trình tiêm chủng vẫn còn diễn ra chậm chạp ở nhiều quốc gia trên thế giới, số ca tử vong là những người đang chăm sóc chính trẻ em sẽ có khả năng tiếp tục gia tăng, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các em và có thể kéo dài cho đến khi các em qua 18 tuổi.
“Cái chết của của cha mẹ và người chăm sóc trẻ em sẽ tạo ra các tác động khác nhau cho các em, tùy theo từng gia đình, cộng đồng và quốc gia. Tuy nhiên, có một điểm chung là cuộc sống của các em sẽ rất bấp bênh khi mất đi cha mẹ hoặc người chăm sóc là ông bà”, các nhà nghiên cứu viết./.