Phát triển cao tốc, khai thông mạch máu kinh tế
Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông là một trong những chiến lược trọng tâm của Hà Giang nhằm tạo đà phát triển cho kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch. Hiện có hai tuyến cao tốc đang được triển khai, kết nối Hà Giang với các vùng kinh tế là cao tốc kết nối Hà Giang với tuyến Hà Nội – Lào Cai và cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.
Cao tốc nối Hà Giang với tuyến Hà Nội - Lào Cai có 32 km đi qua các huyện Việt Quang, Quản Bạ và Hoàng Su Phì. Tuyến cao tốc này giúp Hà Giang dễ dàng kết nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang.
Còn dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang có tổng chiều dài tuyến khoảng 27,443km, thuộc địa phận huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Điểm đầu dự án nối tiếp đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang, tại cuối cầu Vĩnh Tuy, thuộc địa phận thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang; điểm cuối dự án tại Km27+480, địa phận xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Tuyến cao tốc này sẽ tạo hành lang phát triển kinh tế từ trung tâm Thủ đô Hà Nội theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ đến Hà Giang đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa ngày càng tăng cao. Đồng thời, tuyến cao tốc giải quyết điểm nghẽn về giao thông liên kết vùng, nội vùng giữa hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
Hạ tầng giao thông – hạ tầng số là 1 trong 4 trụ cột tăng trưởng mà Hà Giang sẽ tập trung phát triển trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bởi vậy, UBND tỉnh sẽ ưu tiên nguồn lực để xây dựng và đưa vào sử dụng các công trình giao thông mang tính kết nối liên vùng, tạo đột phá cho các ngành kinh tế khác.
Du lịch Hà Giang vươn mình bứt phá
Hà Giang được bình chọn là 1 trong 10 điểm đến tuyệt vời nên khám phá khi đến Việt Nam, với những địa danh nổi tiếng như Đồng Văn, Lũng Cú, Mèo Vạc… Hạ tầng giao thông phát triển giúp du khách lên khám phá cao nguyên đá dễ dàng hơn.
Để giúp du khách có thêm trải nghiệm, khám phá trên miền Cao nguyên đá, Hà Giang đã kịp thời nắm bắt xu hướng, hình thành và phát triển nhiều sản phẩm du lịch, tập trung vào 5 loại hình chính gồm: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao - mạo hiểm, du lịch thương mại, biên giới.
Bên cạnh đó, rất nhiều các sản phẩm du lịch của Hà Giang được khai thác kéo dài quanh năm, trải đều với ba không gian Đông Bắc, Tây Nam và khu trung tâm. Trong đó sản phẩm chủ đạo xuyên suốt 12 tháng là những giá trị văn hóa bản địa của 19 dân tộc gắn với các mô hình làng văn hoá du lịch, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và các giá trị địa chất địa mạo… Nhờ đó, Hà Giang trở thành điểm sáng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế với nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc.
Thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, khách du lịch đến Hà Giang trong giai đoạn 2020 - 2022 tăng bình quân 39%/năm. Quý I/2023, Hà Giang đón 706.000 lượt du khách (tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó 51.111 lượt khách quốc tế, khách nội địa là 654.889 lượt người, doanh thu du lịch đạt 1.659,1 tỷ đồng.
Thương hiệu lớn “đổ bộ” Hà Giang phát triển BĐS nghỉ dưỡng cao cấp
Sức hấp dẫn của Hà Giang đã thu hút những doanh nghiệp phát triển bất động sản danh tiếng như Vingroup, TNR Holdings Vietnam, CIC Invest phát triển những mô hình bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp và phát triển các dịch vụ hạng sang tại địa phương.
Trong đó, TNR Holdings Vietnam phát triển khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng kiểu mẫu đẳng cấp mang tên TNR Grand Palace Hà Giang. Dự án được kỳ vọng sẽ “giải tỏa cơn khát” về nhu cầu dịch vụ cao cấp của du khách khi lên cao nguyên đá.
Các “ông lớn” này sẽ đồng hành cùng chính quyền địa phương phát triển trụ cột kinh tế “đô thị bản sắc và hiện đại”. Từ đó gia tăng sức hấp dẫn cho vùng đất địa đầu Tổ quốc, tạo ra những giá trị tăng trưởng mới đưa Hà Giang phát triển đột phá trong tương lai. Với những điểm đến nổi danh mang đậm dấu ấn của vùng đất Tây Bắc cùng sự phát triển của hạ tầng giao thông, Hà Giang sẽ trở thành điểm đến thu hút ngày càng đông khách du lịch trong nước và quốc tế./.