Giá lúa gạo hôm nay tại Đồng bằng sông Cửu Long không có biến động nhiều. Hiện, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm ở mức 9.150 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.100 đồng/kg.
Mặt hàng phụ phẩm giá duy trì ổn định. Hiện, giá cám khô ở mức 7.700 đồng/kg, giá tấm ở mức 9.000 đồng/kg.
Ở mặt hàng lúa, giá lúa tiếp tục xu hướng đi ngang. Cụ thể, tại kho An Giang, Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 6.700 – 6.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; nếp tươi Long An là 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 5451 6.400 – 6.600 đồng/kg; nàng hoa 9 có giá 6.800 – 7.100 đồng/kg; nếp khô Long An là 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Theo ghi nhận, tại Cần Thơ, giá lúa vẫn giữ ổn định như Jasmine là 7.600 đồng/kg, OM 4218 là 6.600 đồng/kg; IR 50404 ở mức 6.200 đồng/kg.
Tại Tiền Giang một số loại như Jasmine ổn định ở mức 7.300 đồng/kg; lúa OC10 cũng ở mức 6.800 đồng/kg; riêng IR 50404 là 6.500 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.
Tại Kiên Giang giá lúa vẫn ổn định như IR 50404 là 6.500 đồng/kg; OM 5451 là 6.700 đồng/kg; Jasmine là 7.000 đồng/kg.
Các thương lái cho biết, hôm nay lượng gạo về nhiều, giá gạo có xu hướng nhích nhẹ. Nhu cầu mua lúa cắt tháng 4 rất nhiều, giá lúa nếp tăng. Giá cám liên tục điều chỉnh tăng, thiếu ghe vận chuyển.
Tại một số chợ lẻ, giá gạo thường đang bán là 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine là 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột là 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg và Cám có giá từ 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới hôm nay không có biến động. Hiện, giá gạo 5% tấm đang ở mức 448 USD/tấn; gạo 25% tấm duy trì ở mức 428 USD/tấn.
Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, châu Phi... nhìn chung trong quý 1 - 2/2023 sẽ ổn định do các nước đang tăng cường dự trữ lương thực. Dự báo, hoạt động xuất khẩu gạo năm 2023 của Việt Nam được hỗ trợ bởi các yếu tố như, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán tại các nước Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt; Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp dụng thuế 20% với chủng loại gạo trắng.../.