Du lịch cùng Tạp chí Doanh nghiệp và kinh tế xanh: Đến vựa lúa vùng Đồng bằng Bắc bộ

Cách Hà Nội 106 km về phía Đông Nam, nằm trong vùng ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng, Thái Bình, một tỉnh cận kề với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm, được nhắc đến với danh xưng "vựa lúa vùng Đồng bằng Bắc bộ".
du-lich-thai-binh-ivivu-1-1695112938.jpg
Thái Bình một vùng đồng bằng yên ả.

Theo từ điển wikipedia tiếng Việt, vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay, vào thời Bắc thuộc trước thế kỉ X, thuộc hương Đa Cương (vùng đất từ sông Luộc ra đến biển) của quận Giao Chỉ. Thời 12 sứ quân vùng đất này là căn cứ của sứ quân Trần Lãm.

Tới nhà Hậu Lê, thời vua Lê Thánh Tông về sau, vùng đất Thái Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam. Từ năm Minh Đức thứ nhất (1527) đến hết thời Mạc và kéo dài đến cuối thời Lê Trung Hưng, Nhà Mạc đổi trấn Hải Dương thành đạo Hải Dương. Năm Minh Đức thứ 3 (1529), Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) trao ngôi vua cho con là Mạc Đăng Doanh còn Mạc Đăng Dung làm Thái thượng hoàng về Cổ Trai, lấy Nghi Dương làm Dương Kinh, trích phủ Thuận An ở Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh (gần hết tỉnh Thái Bình, Nam Định ngày nay).

Qua khảo cứu Cột Chúc đài (bia đá vuông) năm Vĩnh Thịnh 6 (1710) ở chùa Cao Linh (tên cũ Cao Dương) có ghi Đại Việt quốc, Sơn Nam - Hải Dương nhị xứ, Thái Bình - Nam Sách nhị phủ, Thụy Anh huyện, Cao Dương xã. Tạm dịch là: Xã Cao Dương, huyện Thụy Anh, hai phủ Thái Bình - Nam Sách, hai xứ Sơn Nam - Hải Dương, nước Đại Việt.

Ngày 21 tháng 3 năm 1890, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Thái Bình, gồm phủ Thái Bình, phủ Kiến Xương (tách từ tỉnh Nam Định) và huyện Thần Khê (tách từ tỉnh Hưng Yên và sáp nhập vào phủ Thái Bình, sau đổi tên là phủ Thái Ninh). Tỉnh lỵ đặt tại phủ lỵ Kiến Xương, bờ nam sông Trà Lý. Vị trí này nằm trên đường Hải Phòng - Nam Định, nhưng chỉ cách Nam Định 17 km nên người dân nơi đây thường đi phà Tân Đệ (sau này là cầu) sang Nam Định mua các thứ cần thiết.

Ngày 28 tháng 11 năm 1894, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cắt hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà thuộc phủ Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên sáp nhập vào tỉnh Thái Bình, lấy sông Luộc làm ranh giới giữa hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Như vậy lúc mới thành lập, tỉnh Thái Bình gồm có 3 phủ Kiến Xương, Thái Ninh, Tiên Hưng với tổng cộng là 12 huyện Đông Quan, Duyên Hà, Hưng Nhân, Trực Định, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thanh Quan, Thư Trì, Thụy Anh, Tiền Hải, Thần Khê, Vũ Tiên.

Sau đó, bỏ cấp phủ, các huyện có sở lỵ phủ thì đổi theo tên của phủ kiêm quản trước đó là Thanh Quan thành Thái Ninh, Trực Định thành Kiến Xương, Thần Khê thành Tiên Hưng. Tỉnh lỵ tỉnh Thái Bình khi mới thành lập năm 1890, đặt tại xã Kỳ Bố, trước là huyện lỵ của huyện Vũ Tiên (từ thời Minh Mạng). Sau này, tỉnh lỵ Thái Bình phát triển mở rộng sang các huyện lân cận thành thị xã Thái Bình, rồi thành phố Thái Bình.

Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện, tỉnh Thái Bình có 13 đơn vị hành chính gồm thị xã Thái Bình và 12 huyện gồm Đông Quan, Duyên Hà, Hưng Nhân, Kiến Xương, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thái Ninh, Thư Trì, Thụy Anh, Tiền Hải, Tiên Hưng, Vũ Tiên.

Ngày 2 tháng 12 năm 1955, điều chỉnh địa giới của các huyện Đông Quan, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thái Ninh, Thụy Anh, Tiên Hưng, Tiền Hải. Ngày 28 tháng 2 năm 1958, điều chỉnh địa giới của ba huyện Phụ Dực, Quỳnh Côi và Thụy Anh.

Ngày 17 tháng 6 năm 1969, 2 huyện Đông Quan và Tiên Hưng hợp nhất thành huyện Đông Hưng; 2 huyện Hưng Nhân, Duyên Hà và 5 xã: Bắc Sơn, Đông Đô, Hòa Bình, Chi Lăng và Tây Đô của huyên Tiên Hưng hợp nhất thành huyện Hưng Hà; 2 huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực hợp nhất thành huyện Quỳnh Phụ; 2 huyện Thái Ninh và Thụy Anh hợp nhất thành huyện Thái Thụy; 2 huyện Vũ Tiên và Thư Trì hợp nhất thành huyện Vũ Thư; riêng 13 xã của huyện Vũ Tiên cũ được sáp nhập vào huyện Kiến Xương. Tỉnh Thái Bình còn 1 thị xã và 7 huyện.

Ngày 29 tháng 4 năm 2004, chuyển thị xã Thái Bình thành TP Thái Bình. Tỉnh Thái Bình có 1 thành phố và 7 huyện như hiện nay. Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2418/QĐ-TTg công nhận thành phố Thái Bình là đô thị loại II.

Là một vùng “địa linh nhân kiệt”, Thái Bình còn lưu giữ hơn 80 lễ hội truyền thống đặc sắc, 16 loại hát múa, trò chơi như hát chèo, múa rối nước, múa bát dật, múa sênh tiền… và nhiều công trình văn hóa được xếp hạng như chùa Keo, đền Đồng Bằng, cụm di tích đền Trần, từ đường Lê Qúy Đôn, Các làng nghề thủ công lâu đời như chạm bạc Đồng Xâm, chiếu An Lễ, dệt đũi Nam Cao, thêu Minh Lãng, mây tre đan Thượng Hiền…

Thái Bình là vùng đất đặc trưng của đồng bằng sông Hồng, giáp biển và không có núi. Du lịch Thái Bình nổi tiếng với bãi biển, đền chùa, các làng nghề truyền thống và những món ăn đặc sản nổi tiếng lâu đời.

14627940-cau-thai-binh-cua-ngo-phia-bac-thanh-pho-thai-binh-1695113045.jpg
Cây cầu hiên đại nối TP Thái bình với tỉnh lân cận
binh-minh-tren-bien-dong-chau-mytour-1-1695113126.jpg
Bình minh trên bãi biển Đồng Châu
nha-tho-bac-trach-1695113178.jpg
Nhà thờ Bác Trạch cổ kính
chua-keo-1695113235.jpg
Chùa Keo, một điểm khi đến Thái Bình không thể bỏ qua
den-dong-xam-e1529119235521-1695113317.jpg
Đền Đồng Xâm xã Hồng Thái, Kiến Xương thờ Triệu Vũ Đế
hoi-la-van-20997-1695113620.jpg
Lễ hội đền La Vân đặc sắc bởi có phần diễn xướng dân gian độc đáo như múa kéo chữ (xếp chữ) và diễn ca thánh tích
hoi-chua-keo-20835-1695113758.jpg
Lễ rước kiệu chùa Keo
Đỗ Như TH