Điều kiện và quy mô kinh doanh trang trại?

Việt Nam là đất nước nông nghiệp do đó, việc phát triển kinh tế trang trại sẽ thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông, lâm, nghiệp và phân công lại lao động theo hướng chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp trên cơ sở lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối của vùng và các tiểu vùng.
t-1696985863.jpg
Điều kiện và quy mô kinh doanh trang trại phải thế nào? - Ảnh min họa.

Khi kinh doanh trang trại thì cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện cũng như quy mô về trang trại chăn nuôi. Trên thế giới thường dùng các thuật ngữ ferme (tiếng Pháp), farm (tiếng Anh)… thường được dịch ra tiếng Việt là trang trại, là cơ sở sản xuất nông nghiệp gắn với hộ gia đình nông dân. Các thuật ngữ trên được hiểu chung là nông dân, chủ trại gia đình, người nông dân gắn với ruộng đất, với đất đai nói chung.

Ở nước ta, khái niệm trang trại có thể được hiểu như sau: “Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”.

Hiện nay, khái niệm kinh tế trang trại chưa được định nghĩa dưới dạng quy phạm định nghĩa trong các văn bản luật của Nhà nước ta. Tuy nhiên, khái niệm kinh tế trang trại được quy định trong Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 22/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại như sau : “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”.

Tại Khoản 1 Điều 55 Luật chăn nuôi 2018 quy định về các điều kiện mà khi chăn nuôi trang trại cần phải đáp ứng, theo đó, khi chăn nuôi trang trại cần phải đáp ứng những điều kiện như:

+ Điều kiện 1: đối với vị trí chăn nuôi trang trại thì vị trí được dùng để xây dựng trang trại phải phù hợp với chiến lược kinh tế xã hội của địa phương, của vùng và phải phù hợp với chiến lược phát triển chăn nuôi. Bên cạnh đó, chăn nuôi trang trại cần phải đáp ứng điều kiện về mật độ chăn nuôi theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ, thông qua đòi hỏi khắt khe, kích thích của thị trường, các trang trại thực hiện cải tiến kỹ thuật, đổi mới thiết bị, công nghệ, hợp lý hóa quá trình sản xuất, lựa chọn phương án đầu tư hợp lý và tiết kiệm, nâng cao được năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất và sử dụng tài nguyên.

+ Điều kiện 2: Khi chăn nuôi thì cần phải có đầy đủ cơ sở vật chất như: nguồn nước phải được đảm bảo chất lượng cho hoạt động chăn nuôi cũng như hoạt động xử lý chất thải chăn nuôi, có những biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đáp ứng đầy đủ những trang thiết bị chăn nuôi để phù hợp với từng loại vật nuôi đảm bảo sự phát triển cho từng loại vật nuôi.

trang-trai-chan-nuoi-0412162001-110604-306-1696985999.jpg
Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu phải 400 m.

Thông qua cạnh tranh và hợp tác, tính chất và trình độ xã hội hóa sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng mở rộng và hoàn thiện. Các thành phần kinh tế phát huy đúng vai trò vị trí của mình và giữa chúng liên kết chặt chẽ với nhau trên từng địa bàn.

+ Điều kiện 3: Khi chăn nuôi thì chủ trang trại phải có đầy đủ những giấy tờ để ghi chép về quá trình hoạt động chăn nuôi như: loại thức ăn được sử dụng, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc – xin theo liều lượng như thế nào, thời gian chăm sóc,… và tất cả những thông tin khác để đảm bảo cho vấn đề truy xuất nguồn gốc của vật nuôi. Đặc biệt, chủ trang trại phải lưu giữ những giấy tờ, hồ sơ này trong thời gian tối thiểu là một năm sau khi chu kỳ chăn nuôi kết thúc.

+ Điều kiện 4: Đối với trang trại chăn nuôi cần phải đảm bảo được khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.

Tất cả những điều kiện này phải được áp dụng nhằm mục đích thúc đẩy sự trao đổi giao lưu hàng hóa, hoàn thiện mạng lưới thương mại, quản lý và điều tiết thị trường có hiệu quả góp phần mở mang thị trường nông, lâm, thủy sản, hình thành đồng bộ thị trường tiền tệ, hệ thống tín dụng, ngân hàng, dịch vụ…

Tạo tiền đề vật chất khách quan và cơ sở kinh tế vững mạnh cho việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững, phát huy được vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân, biến đổi tận gốc rễ bộ mặt kinh tế – xã hội nông thôn nước ta. Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa dựa trên cơ sở kinh tế trang trại không chỉ đáp ứng đòi hỏi khách quan của các điều kiện trong nước mà còn cả các điều kiện của khu vực và quốc tế. Sản xuất nông sản hàng hóa trong điều kiện mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới không chỉ đòi hỏi khối lượng nông sản nhiều, ổn định mà còn yêu cầu sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường nông sản trong nước và thế giới.

Quy mô trang trại chăn nuôi được quy định tại Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi quy định về quy mô chăn nuôi.

Về quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm và những loại vật nuôi khác thì phải được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm. Đối với những trường hợp những cơ sở chăn nuôi là cơ sở chăn nuôi hỗn hợp bao gồm cả gia súc và gia cầm, những vật nuôi khác thì quy mô trang trại chăn nuôi được tính bằng bao gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.

Về quy mô từng loại: đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên; đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi; chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi; chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.

Về hệ số đơn vị vật nuôi: theo quy định của pháp luật, hệ số đơn vị vật nuôi được sử dụng làm căn cứ quy đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi.

Các trang trại hoạt động kinh tế trong khuôn khổ luật pháp và thường được Nhà nước hỗ trợ bằng những chính sách khuyến khích sản xuất nông sản hàng hóa, như cho vay với lãi suất ưu đãi để sản xuất những nông sản có nhu cầu lớn trong nước hoặc xuất khẩu. Vì thế, loại hình kinh tế trang trại là loại hình kinh tế phổ biến hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới.

Hiện nay, trong quá trình đi lên công nghiệp hóa, nền nông nghiệp thế giới đã hình thành và phát triển những loại hình sản xuất kinh doanh mới; và nền kinh tế thị trường đã sàng lọc, chọn ra những hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng quốc gia, trong đó phổ biến nhất là kinh tế trang trại nông nghiệp gia đình gắn với mạng lưới hợp tác xã dịch vụ kinh tế kỹ thuật. Do đó, quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại nước ta vài năm gần đây là phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng và nền nông nghiệp thế giới nói chung. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp và nông thôn. Đây là đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất, bởi vì:

Sản xuất hàng hóa là chức năng chính của kinh tế trang trại. Tính chất sản xuất hàng hóa của kinh tế trang trại được biểu hiện: giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hóa là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá quy mô sản xuất của trang trại, là tiêu chí để phân biệt kinh tế trang trại với kinh tế hộ gia đình và có tỷ suất hàng hóa cao, thường khoảng trên 70%.

Các trang trại thường chuyên môn hóa sản xuất theo hướng chọn 1-2 mặt hàng nông sản chủ lực kết hợp với một số nông sản phụ để tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa nhiều và chi phí sản xuất thấp. C.Mác đã phân biệt loại hình kinh tế trang trại với loại hình kinh tế tiểu nông qua đặc điểm cơ bản này của kinh tế trang trại như sau: người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết sản phẩm làm ra, còn người tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản phẩm sản xuất được, mua bán càng ít, càng tốt. Sau đó C.Mác đánh giá: “Ngay ở nước Anh, với nền công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất nông nghiệp có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình dùng lao động làm thuê”.

LS Nguyễn Văn Dương