Điểm mặt các loài Hổ trên thế giới

Đây là loài thú được mọi người tôn vinh là biểu tượng của sự dũng mãnh trong thiên nhiên. Câu hỏi rất nhiều người quan tâm là hiện nay trên thế giới có bao nhiêu loài hổ?
1599834247-820-tong-hop-hinh-anh-con-ho-dep-nhat-1643530294.jpg
Minh họa

Câu trả lời cho mọi người là trên hành tinh chúng ta đang sống, duy nhất chỉ có một loài hổ, có tên khoa học là Panthera tigris Linnaeus, 1758. Nhưng do các đặc điểm, điều kiện tự nhiên, khí hậu, các nguồn năng lượng có sự khác nhau giữa các châu lục, vùng, miền cùng với quá trình tiến hóa lịch sử tự nhiên, nên loài hổ đã phân hóa hình thành nên chín phân loài (Subspecies) phân bố trên phạm vi chỉ 15 - 16 nước trên thế giới, có nghĩa là chỉ có 8% số quốc gia (16/200 quốc gia) trên thế giới đã và đang có sự hiện hữu của họ hàng nhà hổ.

- Phân loài hổ Amur có tên khoa học Panthera tigris altaica, chỉ sống ở vùng rừng núi phía Đông Nam Liên Bang Nga, qua Đông Bắc Trung Quốc, Bắc Triều Tiên. Trước đây số lượng cá thể của phân loài này có nhiều trong thiên nhiên, nhưng do khai thác quá mức và bối cảnh biến đổi khí hậu đã khiến số lượng quần thể giảm chỉ còn ước tính khoảng từ 150 - 200 cá thể.

- Phân loài hổ hoa nam (Panthera tigris amoyensis) chỉ phân bố ở miền Trung và miền Đông Trung Quốc, cách đây 40 năm của thế kỷ thứ XX người ta ước tính số lượng có khoảng 4000 con, ấy thế mà ngày nay chỉ còn lại khoảng 30 - 80 cá thể. Đó là điều rất đáng suy nghĩ.

- Phân loài hổ Caspi (P.T.Virgata) vùng phân bố miền Bắc Afganistan, Bắc Iran, Đông Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Mông Cổ. Nhưng, theo tổ chức IUCN, loài này đã bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên vào những thập kỷ năm chín mươi của thế kỷ XX.

- Phân loài Hổ Bengal (P.T.Tigris) chỉ gặp ở Ấn Độ Nepal, Bangladesh, Tây Bắc Myanmar... đang được bảo vệ trong một số khu bảo tồn thiên nhiên ở Ấn Độ Nepal, Bangladesh. Đây là điều đáng mừng.

- Phân loài hổ Sumatra (P.T.Sumatrae) với số cá thể còn khoảng 400 - 500 con được bảo vệ tại năm vườn quốc gia (VQG) ở Nam Dương. Đây là một thành tựu đáng khích lệ, một bài học cần được noi theo.

- Phân loài hổ Bali (P.T.batica) trước đây chỉ phân bố ở Bali (Indonesia). Nhưng hiện nay không còn gặp có nghĩa là đã bị tuyệt chủng vào năm 1937.

- Phân loài hổ Mã Lai (P.T.Jacksoni) chỉ phân bố ở Malaysia với số lượng rất hiếm.

- Phân loài hổ Java (P.T.Sondaica) chỉ phân bố ở Đảo Java (Indonesia), nhưng cũng đã bị tuyệt chủng vào khoảng thập kỷ 70 của thế kỷ XX.

- Phân loài hổ Đông Dương (P.T.Corbetti) phân bố ở Nam Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Lào, và Campuchia. Theo IUCN, có khoảng 1050 - 1750 con ở Lào, Campuchia, Myanmar; Thái Lan có khoảng 250 - 260 cá thể.

Ở Việt Nam theo báo cáo của tổ chức CITES (2009) tại hội nghị toàn cầu về Hổ ở Kathmandu (Nepal) năm 2009 thì Việt Nam chỉ còn khoảng từ 50 - 150 con sống trong các VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên thuộc 17 tỉnh thành trong cả nước.
Ba loại Hổ đã tuyệt chủng: Panthera tigris balica Hổ Bali-Tiger, Panthera tigris sondaica Hổ Java-Tiger , Panthera tigiris virgata loại Hổ Caspi-Tiger

Phân biệt sự khác nhau giữa các phân loài

Sở dĩ có sự phân biệt giữa các phân loài ở các vùng khác nhau là trên cơ sở phân tích về hình thái học: trọng lượng cơ thể, màu sắc, các đường vằn lông... chẳng hạn hổ sống ở phương Bắc thường trọng lượng cơ thể lớn hơn, màu lông sáng hơn.

Ví dụ hổ Siberia trọng lượng con trưởng thành có thể trên 300kg, trong khi hổ Sumatra ở Indonesia chỉ nặng từ 100 đến 150kg.

Tức là hổ sống ở phương Nam cơ thể trọng lượng nhỏ hơn, màu sắc xẫm hơn và gần đây nhờ kỹ thuật nghiên cứu hiện đại phần tử DNA đã minh chứng một cách rõ ràng về sự sai khác giữa các phân loài./.

Thiên Nhân ST