Cốt Toái Bổ: Vị thuốc quý trong Đông Y

Trong Đông y, cốt toái bổ là một vị thuốc quý đều trị các loại bệnh, trong đó nổi bật nhất với công dụng chữa bệnh xương khớp. Cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu hơn về cây thuốc này.
cot-toai-bo-1-1642387216.jpg
Tên thường gọi: Cốt toái bổ; Tên gọi khác: Co tặng tó, cây thu mùn, hộc quyết, tổ rồng; Tên khoa học: Drynaria fortunei (Kze) J.Sm; Họ: Ráng (Polypodiaceae)

Mô tả cây thuốc cốt toái bổ

Cây có chiều cao từ 20-40cm, sống lâu năm và sống chủ yếu trên các hốc đá, mọc trên những đám rêu hoặc sống trên các thân cây lớn như cây si, cây đa.

Cốt toái bổ có thân rễ mọc bò, mọng nước, rất dày và bóng. Thân phủ đầy lông dạng vảy màu nâu. Lá cốt toái bổ có 2 loại: lá không sinh sản sẽ phủ kín thân rễ giúp hứng mùn, có hình tim khum, không cuống, mặt dưới có lông, gân lá lồi.

Lá sinh sản có cuống dài 7-14cm, màu lục sẫm. Túi bào tử hình tròn, xếp đều đặn giữa các gân bên. Bào tử hình trái xoan, có màu vàng nhạt.

Cốt toái bổ mọc chủ yếu ở một số tỉnh giáp biên giới Trung Quốc. Thân rễ có thể phân nhánh và mọc nhiều chồi nên khó có thể phân biệt từng cá thể.

Rễ củ cây được thu hoạch vào khoảng tháng tư đến tháng chín. Người ta thu hái cây về đem rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, bỏ lá phơi khô. Sau đó đốt cháy hết lớp lông bên ngoài rồi bảo quản khô ráo.

Dược liệu sau khi bào chế có chiều dài đoạn thân rễ: khoảng 5 – 15cm, rộng 1 – 3cm và bề dày khoảng 3mm. Nếu cắt ngang thân rễ sẽ thấy màu nâu vỏ cứng ở ngoài và có những đốm vàng nhỏ li ti xếp thành một vòng.

Thành phần hóa học có trong cốt toái bổ

Thân rễ bổ cốt toái có chứa tinh bột, glucose, hesperidin. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy có khoảng 1,42% flavonoid toàn phần và 1% naringin.

Các công dụng cốt toái bổ không phải ai cũng biết. Đối với người dân miên núi, cây thuốc cốt toái bổ giống như “vật báu” bởi những công dụng tuyệt vời mà cây mang lại.

Đối với Y học cổ truyền, cây thuốc có vị đắng, tính ôn với tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, cầm máu, khu phong, phá ứ, trừ thấp và giảm đau. Đồng thời, cốt toái bổ cũng được sử dụng để chữa các chứng thận hư suy giảm chức năng nội tiết, trị chấn thương và bong gân tụ máu, tiêu chảy kéo dài.

Cốt toái bổ còn giúp tăng cường hấp thu canxi, photpho do vậy sẽ nhanh làm lành vết thương ở xương; phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch.

Cách dùng cốt toái bổ chữa bệnh: dùng 6-12g cốt toái bổ, đắp ngoài da hoặc dùng thuốc sắc, ngâm rượu đều tốt.

Một số bài thuốc từ cốt toái bổ - đơn giản, dễ áp dụng và hiệu quả rõ rệt

Bài thuốc giúp bổ thận chắc răng, chuyên điều trị các chứng thận hư, thận yếu, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay:

Thục địa 16g, Cốt toái bổ 16g, Sơn dược 12g, Bạch linh 12g, Đơn bì 12g, Sơn thù 12g, Trạch tả 12g, Tế tân 2,4g, mang đi sắc với nước rồi uống đều đặn hàng ngày.

Bài thuốc giúp làm liền xương, chữa té ngã bị thương: Cốt toái bổ 15g, lá sen tươi 10g, Sinh địa 10g, Trắc bá diệp tươi 10g. Mang tất cả đem sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa đau lưng gối mỏi do thận hư yếu: 16g mỗi vị Đỗ trọng, Cốt toái bổ và Tỳ giải, 12 mỗi loại: Thỏ ty tử, rễ gối hạc, dây đau xương và Ngưu tất, Cẩu tích 20g, Hoài sơn 20g. Các vị này đem sắc uống đều đặn hàng ngầy cho đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc chữa máu tụ và bong gân do bị chấn thương: Rễ củ cốt toái bổ tươi. Rửa sạch rồi giã nát. Sau đó rấp nước gói trong lá chuối đã nướng, sau đó đem thuốc đắp lên vùng đau nhức và bó lại.

Bài thuốc chữa khô miệng, đầu nặng, chân tay bủn rủn, toàn thân mệt mỏi, thận hư yếu: 6g mỗi vị: Tang ký sinh, gạc nai nướng, sâm bố chính và củ mài, 4g mỗi vị: nhụy sen và mẫu đen, Hà thủ ô đỏ 12g và Cốt toái bổ 6g. Đem sắc các vị lấy nước uống.

Bài thuốc giúp bồi bổ gân xương: 2g mỗi vị: Bột Mẫu lệ, bột sừng hươu nai và bột Cốt toái bổ. Vo thành những viên nhỏ rồi uống đều đặn trong 3-4 tuần sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Những lưu ý khi dùng cốt toái bổ 

Theo khuyến cáo của chuyên gia, những người âm hư, huyết hư không nên sử dụng cốt toái bổ vì sẽ gây kích ứng hoặc các tác dụng phụ không mong muốn.

Đối với người bệnh xương khớp, người thận hư thận yếu thì cốt toái bổ chính là vị thuốc “thần kỳ” giúp điều trị hiệu quả, đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh cần cẩn trọng với liều lượng, không nên quá lạm dụng./.