Ở Việt Nam, cây rau Đắng mọc nhiều ở các tỉnh ven biển từ Nam Định cho tới đồng bằng sông Cửu Long. Rau đắng ưa sáng nên thường mọc ở ruộng hoang, các hố nông cạn nước vào mùa khô. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh bằng hạt do vậy khả năng phân tán rất cao.
Bộ phận dùng làm thuốc
Hoàn toàn có thể sử dụng toàn cây rau Đắng để làm thuốc. Người ta thường thu hái cây khi bắt đầu ra hoa bởi đây là giai đoạn cây rau Đắng có chứa nhiều dược chất nhất.
Thành phần hóa học
Trong cây rau Đắng đất chứa chủ yếu saponin và flavonoid.
Cây rau Đắng chữa bệnh gì?
Cây rau Đắng được biết tới với công dụng cầm máu. Nước sắc và cao chiết rau đắng có chứa thành phần ethanol giúp làm tăng khả năng đông máu. Ngoài ra, công dụng cây rau Đắng mà rất nhiều người biết tới là: hạ huyết áp, lợi mật, lợi tiểu, hạt sốt, giúp tăng cường khả năng hô hấp, làm giảm co bóp tử cung, ức chế sự phát triển của liên cầu khuẩn, lỵ trực khuẩn, trực khuẩn mủ xanh và nấm ngoài da…
Còn theo y học cổ truyền, cây rau Đắng giúp lợi tiểu, tiêu viêm, giải độc, sát trùng, chỉ ngứa. Thường được sử dụng để trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, như kiết lỵ, táo bón, hoặc đường tiết niệu, như đi tiểu buốt rắt, hoặc các bệnh viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, gây phù nề.
Bài thuốc về cây rau Đắng
Trị tiểu tiện ít và khó khăn: rau Đắng 16g, mỗi vị 12g: Xa tiền tử, Mộc thông, Tỳ giải, Sơn chi tử 8g, sắc uống, ngày một thang.
Trị tiểu tiện rắt, buốt: mỗi vị 8g: rễ rau Đắng, nhân trần, mộc thông, hạt ké vông vang, xa tiền tử, lá tre, mỗi vị 3g: đăng tâm thảo, thông thảo, sắc uống, ngày một thang.
Trị viêm bàng quang cấp tính: rau Đắng 12g, mỗi vị 20g: tỳ giải, Bồ công anh, mỗi vị 12g: Sài hồ, Hoạt thạch, Cù mạch, Hoàng cầm, Mộc thông 6g. Sắc uống hàng ngày cho tới khi khỏi bệnh.
Trị giun đũa ở trẻ em: lấy rau Đắng tươi 100g, sắc uống, ngày một lần.
Trị mụn nhọt độc, quai bị sưng tấy: rau Đắng tươi rửa sạch, thêm chút muối ăn giã nát, ngày đắp nhiều lần cho tới khi hết sưng, đỏ đau.
Rau đắng trị nhiệt miệng: rau Đắng mang đi rửa sạch rồi giã lấy nước cốt. Ngậm nước cốt đó trong miệng vài phút sau đó nuốt từng chút một. Với trẻ em, có thể sử dụng bông tăm để thấm nước cốt và chấm lên vết nhiệt miệng cho bé.
Trị đau răng: Cây rau Đắng rửa sạch, sắc nước uống ngày 2 lần uống. Dùng khoảng 2 - 3 ngày sẽ thấy có hiệu quả.
Thuốc giải độc gan: Rau Đắng đất 6g, Dành dành 5g, cỏ Xước 6g, rau Má 6g, Nhân trần 5g, Ké đầu ngựa 6g, dây Khổ qua 6g, Cam thảo 3g. Tất cả đem sắc nước uống hoặc tán bột rồi luyện thành viên uống., uống trước bữa ăn.
Chữa đau đầu: Rửa sạch 1 nắm rau Đắng, mang đi giã nát, thêm chút dầu vào rồi trộn đều lên. Sau đó, cho hỗn hợp này hơ nóng trên lửa rồi đắp lên vùng trán để chữa đau đầu.
Chữa tiểu đường: 200g rau Đắng, 100g đậu đỏ. Rửa sach hai nguyên liệu sau đó bỏ vào nồi. Thêm khoảng 3 chén con nước lọc và sau đó mang đi đun lửa nhỏ trong khoảng 1 tiếng cho cạn còn 1 chén con là được. Bài thuốc này có thể uống hàng ngày hoặc cách ngày làm liên tục 2-4 tuần cho tới khi lượng đường huyết ổn định.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và đau nhức xương khớp: sử dụng 3 - 5 lít rượu gạo 40 độ và 500g rau đắng đất phơi khô. Đem các dược liệu rửa sạch, để ráo, sau đó mang đi ngâm với rượu trong 30 ngày. Mỗi lần sử dụng khoảng 1 ly nhỏ sau khi ăn, ngày dùng 2 lần và duy trì bài thuốc trong vòng 30 ngày.
Tác dụng của rau Đắng đất trị bệnh đau nhức xương khớp: Dùng 500 gram rau đắng khô mang đi rửa sạch, để ráo nước. Cho vào 3 đến 5 lít rượu 40 độ nguyên chất ngâm trong vòng 1 tháng. Sử dụng 1 ly nhỏ sau mỗi bữa ăn, ngày sử dụng 2 lần và kiên trì trong 30 ngày các chứng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Trị viêm bàng quang: 10 gram rau Đắng khô, 10 gram hoạt hạch, 8 gram Xa tiền thảo (cây Mã đề), 5 gram Mộc thông. Đem tất cả nguyên liệu sắc với 5 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát thì chia ra uống hết 3 lần trong một ngày.
Mặc dù cây rau Đắng có rất nhiều công dụng: trị vàng da, giải độc gan, giảm mỡ máu, kích thích hệ tiêu hóa nhưng người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng, kiên trì đúng thời gian để giúp vị thuốc này phát huy tối đa công dụng của mình./.