Công dụng của cây Bách Xù trong điều trị bệnh

Cây Bách xù là cây cảnh được rất nhiều người Việt Nam ưa chuộng. Bên cạnh đó, cây bách xù còn được dùng với nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người như: chống ung thư, cải thiện giấc ngủ, kích thích hệ tiêu hóa…
cay-bach-xu-700x430-1641345678.jpg
Tên tiếng Việt: Bách xù, Tùng xù, Bách tròn, Viên bách, Cối tía, Tử cối; Tên khoa học: Juniperus chinensis L; Họ: Bách (Cupressaceae).

Cây Bách xù là cây thân gỗ, thường xanh. Thân cây hình trụ có nhiều cành nhỏ hơi vuông. Lá bách xù hình kim ở cành non và dạng vảy ở cành già. Lá dạng vảy xếp dày đặc có các tuyến gân ở giữa lá. Hoa hình nón, nón đực hình trứng dài, nón cái hình cầu. Nón quả gân tròn khi chín màu nâu và phủ phấn trắng bên ngoài. 1 quả có từ 1-4 hạt nhưng thông thường nhất là 2-3 hạt.

Ở Việt Nam, cây Bách xù được du nhập và được trồng chủ yếu ở Tam Đảo, Hà Nội và một số địa phương khác. Có những cây có tuổi đời lên tới 100 tuổi.

Bách xù là cây chịu bóng nên có thể được trồng ở những vùng trống trải, núi cao, phát triển ở khí hậu ẩm mát. Cây sinh sản chủ yếu vào khoảng tháng 3,4.

Bộ phận dùng cây Bách xù: Cành, lá và vỏ thân.

Thành phần hóa học

Lá Bách xù chứa deoxypodophylotoxin rất độc. Quả mọng có chứa tinh dầu, terpen, đường và các chất chống oxy hóa, ngoài ra còn có kali, vitamin C, canxi, magiê, limonene, sắt, đồng và crôm.

Tính vị, công năng

Bách xù có vị đắng, cay, thơm, tính ấm, có tác dụng khu phong, tán hàn, tiêu thũng, hoạt huyết, giải độc, lợi niệu.

Các công dụng của cây bách xù

Công dụng của cây Bách xù đã được các chuyên gia nghiên cứu và chứng nhận, trong đó công dụng nổi bật nhất của cây bách xù là chống viêm khớp, thấp khớp, bảo vệ tim mạch. Cụ thể:

Ngăn ngừa ứng kích oxy hóa: Quả Bách xù có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa cả bên trong và ngoài da do đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Sát trùng tự nhiên: Tinh dầu quả Bách xù khi thoa lên da, vết thương, trầy xước sẽ giúp bảo vệ chống nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch.

Chăm sóc da: Giúp trị bệnh vảy nến, mụn trứng cá bởi thành phần giảm đau, chống viêm.

Tiêu hóa tốt: Quả Bách xù giúp kích thích hệ tiêu hóa, nhuận tràng từ đó giảm tình trạng táo bón, đầy hơi, chướng bụng. Các hoạt chất trong quả sẽ kích hoạt sản xuất nước bọt, enzyme tiêu hóa và tăng cường tiết axit dạ dày. Như vậy thức ăn bị ứ đọng trong đường tiêu hóa sẽ bị phá vỡ và đào thải ra bên ngoài.

Sức khỏe tim mạch: Cây Bách xù có công dụng hạ huyết áp, điều hòa chất béo trong cơ thể từ đó giúp bảo vệ tim mạch khỏe mạnh.

Lợi tiểu: Quả Bách xù không chỉ giúp tiêu hóa tốt mà còn nhanh chóng loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể ra ngoài, giảm phù nề. Khi nước tiểu cùng các chất cặn bã được đào thải ra bên ngoài sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới đường tiết niệu, thận và giảm nguy cơ truyền nhiễm bệnh liên quan tới cơ quan sinh dục.

Thuốc chống thấp khớp: Với công dụng tăng cường lưu thông máu, loại bỏ độc tố và axit uric khỏi cơ thể, cây bách xù giúp giảm bớt tình trạng bệnh thấp khớp, ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Làm nước hoa: Mùi thơm mát, nhẹ nhàng từ dầu cây Bách xù được sử dụng trong liệu pháp mùi hương, vừa giảm căng thăng lo lắng, vừa thanh lọc không khí. Hiện nay người ta sử dụng cây bách xù để sản xuất nước hoa với hương thơm tươi mới và độc lạ, rất được ưa chuộng.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây Bách xù

Bài thuốc chữa cảm mạo, phong hàn, thổ tả: Dùng 30-40 cành lá cây Bách xù, sắc nước uống. Hoặc sử dụng tinh dầu cây Bách xù (10-15 giọt) hòa với đường, ngày 2-3 lần uống.

Chữa phong thấp, xương khớp đau nhức: 10-20g mỗi vị: Bách xù, Lõi thong, Huyết đằng, Mộc thong, sắc uống hàng ngày.

Chữa vàng da do sưng gan và viêm gan mạn: Dùng lõi cây Bách xù, thái thành miếng mỏng, phơi khô. Sau đó sắc nước uống.

Lưu ý khi sử dụng cây bách xù

Đối với quả Bách xù tương hoặc khô, không được sử dụng quá 10g trong 1 ngày; đối với tinh dầu Bách xù không nên dùng quá 100 miligam. Ngay cả với trà từ cây Bách xù cũng không nên uống quá 2 lần mỗi ngày vì sẽ để tại những tác dụng phụ không mong muốn.

Cây Bách xù có rất nhiều công dụng chữa bệnh nhưng cây lại chứa hàm lượng độc tố nên người bệnh trong quá trình sử dụng nên cẩn trọng, không được sử dụng quá liều lượng trong bài thuốc và cần hỏi ý kiến của thày thuốc trước khi sử dụng./.