Đây là cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao thân cây từ 60-90cm. Rễ cây cát cánh màu vàng nhạt, rễ củ nạc. Lá cây gần như không có cuống, phiến lá hình trứng, mép lá có răng cưa to, lá phía trên nhỏ và mọc cách xa nhau. Hoa cát cánh mọc đơn độc, dài, màu lục, hình chuông rộng. Tràng hoa hình chuông màu xanh tím hoặc trắng. Quả hình trứng ngược. Mùa hoa nở từ tháng 5-8 và mùa quả từ tháng 7-9. Cát cánh mọc hoang và được trồng nhiều ở Trung Quốc sau đó được du nhập vào nước ta.
Bộ phận dùng của cây Cát cánh: Rễ cây
Thu hái: Người ta thường thu hái lá cây vào mùa xuân và rễ cây vào giữa tháng 2 đến tháng 8.
Cách chế biến: Sau khi thu hái rễ cát cánh sẽ được rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Có 3 cách chế biến:
Cách 1: Bỏ phần đầu cuống cát cánh, thêm cách hợp giã nát như tương vào và ngâm nước 1 đêm sao cho khô lại.
Cách 2: Rê Cát cánh cạo sạch vỏ, đem tẩm nước gạo qua 1 đêm. Sau đó cắt lát sao sơ qua.
Cách 3: Củ Cát cánh cắt bỏ phần thân mềm, rửa sạch, ủ qua đêm. Sau đó cắt lát mỏng, phơi khô.
Rễ Cát cánh sau khi phơi khô có hình gần như hình thoi, hơi cong, chiều dài khoảng 6cm-19cm, bên ngoài gần màu trắng, hoặc màu vàng nhạt, có các vết nhăn dọc sâu cong thắt.
Tác dụng cây Cát cánh theo Y học cổ truyền
Cây cát cánh được sử dụng để chủ trị khàn tiếng do họng sưng đau, phế ung, ho kèm đờm, nôn ra mủ máu, đau ngực…
Theo nghiên cứu Y học hiện đại
+ Tác dụng nội tiết: Nước sắc từ cây Cát cánh giúp làm giảm đường huyết ở thỏ.
+ Tác dụng chống nấm: Nước sắc từ Cát cánh ức chế sự phát triển của hầu hết các loại nấm gây bệnh trên da.
+ Saponin trong thảo dược giúp giảm đau, ức chế miễn dịch, giải nhiệt, chống viêm, chống loét dạ dày và giúp an thần.
+ Tác dụng đối với hệ hô hấp: gây mê cho chó, mèo, giúp long đờm và giảm ho mạnh.
+ Tác dụng chuyển hóa lipit: Nước sắc cây Cát cánh làm giảm cholesterol trong gan của chuột và thúc đẩy chuyển hóa cholesterol trong cơ thể.
+ Tác dụng huyết học: Thành phần saponin giúp tán huyết mạnh.
Các bài thuốc chữa bệnh từ Cát cánh theo kinh nghiệm dân gian
+ Điều trị chứng ngực đầy nhưng không đau
Sử dụng liều lượng 2 vị bằng nhau: Cát cánh và Chỉ xác. Sắc các vị thuốc với hai chén nước sao cho cạn còn 1 chén. Dùng uống nóng.
+ Chữa ho suyễn có đờm
Dùng 60 gram rễ Cát cánh đã tán bộ sắc với nửa chén đồng tiện. Sau đó uống trong ngày, uống lúc nóng.
+ Trị bệnh đầy hơi do thương hàn
Sử dụng 12g mỗi vị: Bốc Cát cánh, trần bì và bán hạ. Sắc chung với 5 lát gừng và 2 chén nước, sắc cho tới khi còn 1 chén nước thì dùng lúc nước còn ấm, nóng.
+ Bài thuốc điều trị họng sưng đau
8 gram Cát cánh và 4 gram Cam thảo. Sắc các vị thuốc với nước để uống hàng ngày hoặc tán bột uống đều được.
+ Chữa họng sưng đau, viêm họng hoặc hầu tý
Dùng 80g Cát cánh sắc chung với 3 thang nước cho tới khi còn 1 thang thì mang ra uống trong ngày.
+ Trị ngực đầy, họng khô khát nước, nhổ bọt hôi tanh, phế ung, người rét run
Lấy 40g cát cánh và 80g cam thảo, mang sắc với 3 thang nước. Đợi tới khi còn 1 thang nước thì chia ra làm nhiều lần uống trong ngày. Tốt nhất là uống khi còn nóng. Chú ý, nếu buổi sáng uống thuốc mà buổi chiều nôn ra máu hoặc mủ đặc thì cho thấy kết quả chữa trị rất tốt và nên sử dụng cho tới khi khỏi bệnh.
- Chữa có thai mà bụng và ngực đau, đầy tức
Dùng 40g cát cánh đem giã nát hòa với 1 chén nước, gạn lấy nước cốt. Sau đó, sắc chung với 3 lát gừng còn sống. Sắc cho tới khi thuốc cạn được 6 phần thì uống lúc còn nóng.
- Trị té ngã
Mỗi ngày sử dụng 12g bột cát cánh hòa tan với nước cơm và uống sẽ giúp giảm đau, lành vết thương.
- Điều trị sâu răng, sưng đau
Dùng cát cánh và ý dĩ liều lượng bằng nhau, đem tán bột và uống hàng ngày.
- Chữa mắt đau do can phong thịnh
120g Hắc khiên ngưu đầu nhỏ, Cát cánh đem tán bột và vo thành những viên nhỏ bằng hạt ngô đồng. Uống với nước nóng, mỗi lần uống khoảng 40 viên. Ngày sử dụng 2 lần.
Tuy cây Cát cánh có rất nhiều công dụng chữa bệnh nhưng người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo liều lượng thảo dược cũng như cách sắc nấu đúng cách giúp chữa bệnh nhanh, hiệu quả lâu dài./.