Cụ thể, với phương án trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 3%, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận lại 300.000 đồng. Eximbank dự kiến sẽ chi ra 552 tỷ đồng để chi trả cho cổ đông. Hiện tại, thông báo của HĐQT vẫn chưa nêu chi tiết về ngày chốt quyền cũng như ngày chi trả.
Đây là lần đầu tiên sau 10 năm qua ngân hàng này tiến hành chia cổ tức tiền mặt. Lần gần nhất là vào năm 2014, Eximbank từng thực hiện chia cổ tức tiền mặt theo tỷ lệ 4% từ nguồn lợi nhuận năm 2013.
Trước đó, các ngân hàng tư nhân khác như VPBank (VPB), MB (MBB), và Techcombank (TCB) cũng đã thông báo chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt trong tháng 5. Điều này cho thấy xu hướng các ngân hàng quay lại chia cổ tức tiền mặt sau thời gian dài chỉ chia bằng cổ phiếu.
Eximbank dự kiến sẽ phát hành thêm 121,9 triệu cổ phiếu mới, tương ứng vốn điều lệ tăng thêm 1.219 tỷ đồng. Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng này sẽ đạt 18.688 tỷ đồng. Thời gian phát hành chưa được công bố cụ thể, dự kiến là trong năm 2024.
Vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, xây dựng trụ sở, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư công nghệ và tài sản cố định cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trong năm 2023, cổ đông Eximbank đã hai lần nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% và 18%. Cụ thể, ngân hàng này đã chi trả cổ tức lần đầu vào tháng 2/2023 từ nguồn lợi nhuận giữ lại của năm 2017, 2018, 2019, 2020 và 2021. Tổng số tiền để thực hiện là 2.459 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 20%.
Vào tháng 10/2023, ngân hàng lại tiếp tục chia cổ tức tỷ lệ 18%, nâng vốn điều lệ lên 17.470 tỷ đồng. Cổ tức chia từ nguồn lợi nhuận giữ lại và lũy kế các năm trước và lợi nhuận 2022.
Trong năm 2024, ngân hàng này đưa ra mục tiêu tương đối tham vọng, trong đó lợi nhuận trước thuế là 5.180 tỷ đồng, tăng 90,5% so với kết quả thực hiện năm nay. Kế hoạch này đã được HĐQT công bố từ tháng 1/2024. Tổng tài sản được Eximbank kỳ vọng tăng thêm 11%, lên mức 223.500 tỷ đồng, huy động vốn tiến thêm 10,5%, lên 175.000 tỷ đồng./.