Chiều 13/8, ngay sau khi làm việc về dự án Đạm Hà Bắc tại Bắc Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã về Ninh Bình, kiểm tra, khảo sát thực địa và làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan về phương án tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho dự án Đạm Ninh Bình - một trong 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương.
Mục lục
Thủ tướng kiểm tra, khảo sát thực địa dự án Đạm Ninh Bình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cùng đi với Thủ tướng Chính phủ có các đồng chí: Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương và tỉnh Ninh Bình, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Trước đó, ngày 7/8 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp xem xét phương án xử lý Dự án Đạm Ninh Bình.
Từ khi đi vào hoạt động năm 2012, Nhà máy Đạm Ninh Bình liên tục thua lỗ (lỗ hơn 7.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ khoảng 2.500 tỷ đồng). Đến nay, Đạm Ninh Bình chưa hoàn thành quyết toán do một số vướng mắc trong thực hiện hợp đồng và vấn đề tài chính…
Tuy nhiên, từ năm 2021, hoạt động của nhà máy đã có chuyển biến tích cực hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp đã hoạt động có lãi.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về chuyến khảo sát thực địa và cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ.
Sau đây là một số hình ảnh Thủ tướng khảo sát thực địa tại dự án:
Thủ tướng trao đổi cùng Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại nhà máy Đạm Ninh Bình - Ảnh: VGP/Nhật BắcTừ khi đi vào hoạt động năm 2012, Nhà máy Đạm Ninh Bình liên tục thua lỗ (lỗ hơn 7.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ khoảng 2.500 tỷ đồng) - Ảnh: VGP/Nhật BắcThủ tướng trao đổi với các đơn vị liên quan tại buổi khảo sát - Ảnh: VGP/Nhật BắcĐến nay, Đạm Ninh Bình chưa hoàn thành quyết toán do một số vướng mắc trong thực hiện hợp đồng và vấn đề tài chính… - Ảnh: VGP/Nhật BắcThủ tướng Phạm Minh Chính sẽ làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan về phương án tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho dự án Đạm Ninh Bình - Ảnh: VGP/Nhật BắcPhó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn trao đổi với Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát triển giao thông xanh để thúc đẩy kinh tế xanh; Gửi tri thức vào 1 triệu cuốn sách tặng nông dân Việt; “Báo động đỏ” tại rừng ở Quan Sơn (Thanh Hóa); Nhiều ngân hàng chuẩn bị đại hội cổ đông; Lời giải AI cho vấn đề già hóa lao động trong nông nghiệp;... là những tin nổi bật trên Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh ngày 21/04/2025.
Già hóa dân số đang đặt ra những thách thức về nguồn lực lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc ứng dụng AI sẽ trở thành một giải pháp hữu hiệu đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.
Tuần này (21/4 - 27/4) sẽ là tuần cao điểm đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của ngành ngân hàng; trong đó có nhiều tên tuổi lớn như: Vietcombank, BIDV, Techcombank, SHB...
Trong bối cảnh khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang trở thành những trụ cột quan trọng cho tăng trưởng bền vững, tỉnh An Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh: Trong suốt hành trình lịch sử, Hội Nhà báo Việt Nam không chỉ là mái nhà chung của những người làm báo mà còn là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa đồng hành cùng dân tộc trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất và kiến thiết đất nước.
Đây là hoạt động đầy ý nghĩa, không chỉ tôn vinh giá trị của sách mà còn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trở lên trong năm 2025 theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 của Chính phủ và Kết luận số 713-KL/TU ngày 12/12/2024 của Tỉnh ủy Khánh Hòa, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương đồng loạt triển khai các giải pháp trọng tâm theo Kế hoạch số 2389/KH-UBND ngày 03/3/2025.
Theo Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường cần tăng cường đối thoại với Mỹ để hai nước cùng giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của nhau hoặc tìm kiếm cơ chế miễn giảm thuế cho một số nông sản chiến lược. Kèm theo đó là các biện pháp nhằm đảm bảo minh bạch xuất xứ hàng hóa. Đồng thời, cần có ngay biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho những mặt hàng quan trọng, chịu tác động lớn khi Mỹ áp dụng thuế suất mới.
Chiến dịch “Một triệu cuốn sách làm giàu cho nông dân Việt Nam” đã được tổ chức vào ngày 20/4 với mong muốn lan tỏa, gửi gắm tri thức tới cho bà con nông dân nhằm hỗ trợ họ trên hành trình phát triển kinh tế.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản. Tính đến ngày 31/3/2025, tổng tài sản hợp nhất của SHB đạt 790.742 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2024.