Cây Chay - Vị thuốc quý ở Việt Nam và các công dụng chữa bệnh

Cây chay là loại cây duy nhất chỉ xuất hiện ở Việt Nam, không chỉ được bài các thuốc dân gian công nhận mà ngay cả y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chứng nhận các công dụng chữa bệnh đặc biệt là cây chay mang lại.
cay-chay4-700x430-1644465044.jpg
Tên khác: Chay ăn trầu, Chay bắc bộ, Chay vỏ tía; Tên khoa học: Artocarpus tonkinensis A. Chev. ex Gagnep; Họ: Dâu tằm (Moraceae)

Ở bắc bộ Việt Nam, cây chay được chia làm 2 loai: cây chay đỏ (chay vỏ tía) và chay xanh. Cả 2 loại cây chay này đều có đặc điểm tương đối giống nhau. Cây chay là cây thân gỗ có chiêu cao lên tới 15m, thân nhẵn, mọc thẳng. Cành lá non thường có lông hung, lúc già sẽ nhẵn và vỏ màu xám. Lá mọc so le, xếp thành hai hàng, chiều dài 7-15cm, rộng 3-7cm. Hoa cây chay mọc đơn độc ở nách lá, cây ra hoa vào tháng 3-4.

Mùa quả là tháng 7-9, quả chay gần tròn, thịt mềm có màu hồng và vị chua hơi ngọt. Rễ cây chay có phần thịt mềm, màu nâu hơi hồng, phần ruột màu trắng, vị chát se, hơi ngọt. Người xưa thường dùng chay để ăn với trầu, giúp tạo vị thơm chát và gia tăng được màu đỏ đẹp của nước trầu.

Dân gian ta thường hay dùng lá, quả và vỏ rễ của cây Chay để làm thức ăn hoặc làm thuốc. Cây chay mọc chủ yếu ở các tỉnh phía bắc như Bắc Cạn, Lào Cai, Lai Châu… và hiện nay được trồng khá nhiều ở Thanh Hóa, Bắc Giang, Hà Giang… các tỉnh miền trung.

Bộ phần dùng làm thuốc:

Lá và rễ cây chay được dùng để là thuốc, thu hái quanh năm. Người dân chỉ cần phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Đặc biệt lá của cây chay càng hái lại càng mọc nhanh nên lợi ích về mặc kinh tế rất tốt.

Thành phần hóa học của cây Chay:

Thành phần có trong quả chay xanh: saponin steroid alkaloid: solasodin và solasonin. Dịch của quả chay chứa dimethyl nitrosamin. Lá cây chay chứa nhiều protein và canxi. Còn phần vỏ thân chay chứa các hợp chất stilben, flavonoid: Catechin, afzlectin 3-O- α-L-rhamnopyranosid,… Theo Đông y, lá và rễ cây chay được sử dụng để làm thuốc chữa các bệnh: đau lưng, rong kinh và giúp chắc chân răng. Đặc biệt trong dân gian còn lưu truyền các bài thuốc chữa tê thấp, mỏi lưng, đau gối từ cây chay cực kỳ hiệu quả.

Dịch chiết từ lá cây chay có tác dụng ức chế miễn dịch trên động vật, ngăn ngừa sự phát triển của ung thư tủy xương. Cao chiết từ lá cây chay có công dụng chống viêm, đặc trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Quả chay có vị chua, tính bình có lợi cho tiêu hóa, trị ho ra máu, đau hong, chảy máu cam và dạ dày thiếu acid.

Cây chay trị bệnh tê thấp, đau lưng, mỏi gối: 30g gồm lá và rễ chay, thổ phục linh 15g, thiên niên kiện 12g. Tất cả vị thuốc mang đi sắc uống mỗi ngày dùng một thang. Chia nước sắc làm 2 lần trước bữa ăn 2 giờ. Cây chay và các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp cực kỳ hiệu quả

Bài thuốc trị rong kinh, bạch đới: Rễ chay, rễ cỏ tranh, mỗi vị 40g/ngày. Vị thuốc này mang đi sắc uống, uống trước bữa ăn 2 giờ, chia làm 2 lần uống/ngày.

Đau răng, lợi từ cây chay: Rễ chay 40g, sắc với nước, cho tới khi cô đặc lại thì dùng để ngậm nhiều lần trong ngày.

Hạt cây chay này làm thuốc xổ, được sử dụng để trị giun kim, giun đũa: Vỏ thân cây chay mang đi nghiền thành bột rồi đắp lên vết thương để hút mủ, hoặc đắp trị mụn nhọt, lở ngứa. Lá chay trị bệnh nhược cơ, một bệnh tự miễn, liên quan đến trương lực các cơ trong cơ thể.

Cây chay chữa tê thấp đau lưng, mỏi gối: Lá và rễ Chay 20g, Thiên niên kiện 16g, Thổ phục linh 15g, nước 600ml, sắc cho tới khi còn 200ml. Sau đó chia 2 lần uống trong ngày.

Điều trị khó tiêu, kém ăn, dạ dày thiếu toan: Quả chay khô 25g dùng để đun nước uống hàng ngày, uống sau bữa ăn 30 phút.

Điều trị bạch đới: Rễ thân cây chay 20g, mò hoa trắng 15g, rễ cỏ tranh 20g, đun nước uống hàng ngày.

Tất cả các bộ phận của cây chay đều được dùng để làm thuốc hoặc thực phẩm. Trong đó quả chay chính là một trong những thứ quả đặc trưng gắn liền với tuổi thơ của trẻ em. Hiện nay cây chay không còn xuất hiện nhiều nhưng các bài thuốc về cây chay vẫn được lưu truyền và sử dụng rộng rãi đặc biệt là các bài thuốc chữa đau lưng, đau khớp./.