Cây Câu đằng là cây dây leo có chiều cao từ 7-8m. Lá cây mọc đối diện, phiến lá hình trứng, đầu nhọn. Mặt trên của lá nhẵn bóng, mặt dưới có phần mốc hơn. Ở giữa mỗi kẽ lá sẽ có hai móc giống như móc câu. Hoa cây Câu đằng hình cầu, quả nang bên trong có chứa nhiều hạt.
Phân bố - thu hái
Cây mọc hoang nhiều ở Cao Bằng, Lào Cai. Người ta thường cắt cành cây đem về, chỉ lấy phần đốt có móc câu đem phơi hoặc sấy khô. Loại đốt có 2 móc câu được cho là tốt hơn loại có 1 móc câu. Câu đằng thường thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu. Nhiều nơi còn dùng cây câu đằng để ăn trầu.
Bộ phận dùng
Chính là đoạn thân cây có móc câu, được dùng để làm thuốc. Sau khi phơi khô, móc câu của cây Câu đằng có thể được tán thành bột hoặc cất vào bao để dành sử dụng dần.
Thành phần hóa học của cây Câu đằng
Thân và rễ cây chứa alcaloid, trong đó Rhynchophyllin chiếm 28,9%. Ngoài ra còn có chứa các chất khác: corynoxein, isorhynchophyllin, isocorynoxcin và một ít corynanthein, hirsutin, dihydrocorynanthein và hirsutein.
Cây câu đằng có tác dụng gì?
Bình can, tức phong, trấn kinh. Chủ trị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu ở những người huyết áp cao, trị co giật ở trẻ em, động kinh… Ngoài ra cây câu đằng còn có một số công dụng như: Tác dụng trấn kinh, điều trị co giật, chống động kinh. Bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn quá trình lão hóa, đặc biệt ở người già. Điều trị bệnh cao huyết áp rất hiệu quả. Trẻ con kinh giản. Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson. Điều trị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu.
Đối tượng sử dụng cây Câu đằng
Người bị động kinh, người rối loạn chức năng thần kinh, tâm thần phân liệt; Người già bị mất trí nhớ, rối loạn thần kinh; Bệnh nhân cao huyết áp; Người bệnh Parkinson; Người bị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu; Trẻ con kinh giật, khóc đêm.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Câu đằng
Chữa chứng đau đầu, chóng mặt
Nguyên liệu: 15g Câu đằng, 30g Thạch cao, 15g Phục thần, 15g Trần bì, 7,5g Cam thảo, 15g Cúc hoa, 15g Mạch môn. Các nguyên liệu mang đi nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày sẽ sử dụng khoảng 12g bột pha như trà uống. Người bệnh nên lọc bỏ bã trước khi uống.
Trị chứng co giật, phong nhiệt, trẻ em bị co giật do sốt cao
12g Câu đằng, 5g Toàn yết, 3g Mộc hương, 3g Cam thảo, 10g quảng tê giác bột, 10g Thiên ma: Cho các nguyên liệu vào ấm, sắc với nước để uống.
Bài thuốc cây câu đằng chữa huyết áp cao
Câu đằng 10g, Cam thảo 2g, Xuyên khung 5g, Quế chi 3g. Tất cả cho vào ấm, rồi cho thêm 3 bát nước sắc còn lại 1 bát. Sau đó chia 3 lần uống trong ngày. Người bệnh nên dùng liên tục 10 ngày một liệu trình.
Hoặc có thể dùng bài thuốc: Câu đằng 10g, Cúc hoa vàng 8g, lá Dâu 8g, hạ khô thảo 8g, Thảo quyết minh 8g, sao vàng. Cho thuốc vào ấm, thêm 500ml nước sắc còn 200ml. Chia số nước này thành 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Hoặc: Câu đằng 12g, Chi tử 8g, Hoàng cầm 8g, Ngưu tất 8g, Thạch quyết minh 20g, Ích mẫu 12g, Dạ đằng giao 12g, Bạch linh 12g, Tang ký sinh 20g, Thiên ma 8g. Cho thuốc vào ấm, đổ cùng 800ml nước sắc cho tới khi còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Chữa liệt thần kinh mặt
Lấy khoảng 60g câu đằng và thêm ít hà thủ ô tươi đem đi rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày.
Trị chứng khóc đêm cho trẻ
3g câu đằng, 3g thuyền thoái, 1g bạc hà: Đem các nguyên liệu đi sắc lấy nước uống. Kiên trì dùng 2-3 ngày sẽ có hiệu quả. Mỗi ngày 1 thang.
Chữa chứng sốt cao, co giật, nghiến răng
Dùng khoảng 10g câu đằng, 6g cúc vàng, 6g địa long, 9g kim ngân hoa, 3g bạc hà để sắc với 200ml nước. Sắc cho đến khi còn khoảng 200ml nước thì lấy ra để uống 1 lần/ngày. Uống cho tới khi khỏi bệnh.
Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
12g mỗi loại: Câu đằng, Thạch quyết minh, Ích mẫu, 10g Hạ khô thảo, 9g Đỗ trọng, 6g Hoàng cầm sắc lấy nước uống trong ngày.
Những ai không nên uống cây Câu đằng để chữa bệnh?
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi; Người truyền máu; Người bị huyết áp thấp hoặc đang điều trị và sử dụng các loại tân dược.
Cây Câu đằng tuy là dược liệu rất tốt cho sức khỏe con người nhưng người bệnh cần cẩn trọng trong việc dùng đúng liều lượng - đúng lộ trình. Đặc biệt nên hỏi thăm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh có những tác dụng phụ không mong muốn./.