Đặc điểm thực vật của cây Thảo quyết minh
Thảo quyết minh là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 30-90cm, đôi khi có một số cây có chiều cao lên tới 150cm. Lá cây kép, hình lông chim, lá mọc so le. Mỗi lá sẽ bao gồm 2-4 lá chét. Lá chét có hình trứng, mở rộng ở đầu lá, chiều dài khoảng 3-5cm. Hoa thảo quyết minh mọc ở các kẽ lá. Khoảng 1-3 lá sẽ có 1 hoa, màu vàng tươi. Quả có hình trụ, chiều dài 12-14cm. Bên trong quả có chứa 25 hạt. Vỏ hạt cứng, khó phá vỡ. Hạt có tính nhầy, không mùi, vị hơi đắng.
Bộ phận dùng làm thuốc: hạt Thảo quyết minh. Ngoài ra còn được gọi với tên dược liệu là quyết minh tử. Thân và lá có thể dùng để nấu canh, hoặc xào ăn để giúp an thần, ích gan tiêu độc. Hạt Thảo quyết minh được sử dụng làm thuốc. Cây mọc chủ yếu ở các tỉnh như: Hòa Bình, Nghệ An, Cao Bằng, Quảng Ninh…
Thu hái và chế biến
Thời gian thu hái tốt nhất là vào tháng 9-11. Lúc này quả chín đều. Sau khi thu hái về người ta sẽ mang quả đi phơi, đập dập, lấy hại và phơi hạt khô hoàn toàn. Tháng 9-11, quả Thảo quyết minh chín đều và có thể thu hoạch
Thành phần hóa học
Thảo minh quyết có chứa nhiều thành phần hóa học như protid, altraglucozit, crysophanola, màu tự nhiên, tamin,….
Cây Thảo quyết minh có tác dụng gì?
Theo các tài liệu cổ, cây thảo quyết minh có vị mặn, tính bình có tác dụng vào kinh can và thận giúp sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Chuyên trị các bệnh như mắt đỏ, đau đầu, táo bón, lợi tiểu, chữa cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt.… Cụ thể, một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thảo quyết minh như:
Bài thuốc chữa viêm màng tiếp hợp cấp
Quyết minh tử 16g, 12g mỗi vị: Thạch quyết minh, Mạn kinh tử, Mộc tằng, Cúc hoa, Hoàng cầm, Bạch thược, Thạch cao 20g, Xuyên khung 6g. Mang các vị thuốc trên sắc thành thuốc uống, mỗi ngày một thang.
Chữa trị mắt đỏ, đau đầu do phong nhiệt
Quyết minh tử (sao vàng) 12g, 8g Phòng phong, Hoàng liên 8g, 4g Thăng ma, Cam thảo 4g, Tế tân 2g, 12g mỗi vị: Sài hồ, Cúc hoa, Dạm trúc điệp. Các vị thuốc mang sắc thành thuốc uống.
Cây thảo quyết minh điều trị cườm mắt, giảm thị lực
Bài thuốc thứ nhất: mỗi vị 12 g Quyết minh tử, Câu kỷ tử, Gan lợn 100 - 150 g. Mang đi nấu chín, dùng ăn hàng ngày cho tới khi cải thiện thị lực.
Bài thuốc thứ hai: mỗi vị 12 g Quyết minh tử, Cốc tinh thảo, Cúc hóa, Nữ trinh tử, Sa tật lê, Câu kỷ tử, Sinh địa 16 g, đem sắc thuốc uống hàng ngày.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây Thảo quyết minh
Điều trị đau đầu do huyết áp cao
20g Thảo quyết minh sắc thành nước uống.
Điều trị đau nửa đầu
Dùng mỗi vị 12 g Quyết minh tử, Cúc hoa, mỗi vị 8 g Xuyên khung, Phòng phòng, Hoàng liên, Mạn kinh tử, Thăng má 4g, Tế tân 2g, Cam thảo 4g. Sắc các vị thuốc thành nước và uống hàng ngày.
Điều trị táo bón mãn tính
Dùng Quyết minh tử gia thêm Me chín (lấy cơm bỏ hạt) với liều lượng bằng nhau. Sau đó sấy khô tán thành bột mịn. Trộn cùng với mật ong, viên thành viên hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi lần sử dụng từ 10-20g trước khi đi ngủ sẽ giúp hỗ trợ nhuận tràng.
Điều trị hắc lào, chàm, nấm ở trẻ em
Sử dụng Thảo quyết minh 20g, giấm 5 ml, rượu 40 - 50 ml ngâm trong vòng 10 ngày. Dùng nước này để thoa lên vùng da bệnh.
Điều trị nấm âm đạo
Thảo quyết minh 40g sắc thành nước. Sử dụng nước này rửa và xông âm đạo. Áp dụng liên tục trong 10 ngày.
Thảo quyết minh điều trị mỡ trong máu cao
Sử dụng Thảo quyết minh 50 g sắc với 500ml nước, mỗi ngày uống 3 lần.
Điều trị can thận âm hư
Sử dụng mỗi vị 12g sa uyển tử, bạch tật lê, câu kỷ tử, nữ trinh tử, Quyết minh tử 15 g. Sắc thành thuốc, dùng uống.
Bài thuốc hỗ trợ hạ huyết áp
Quyết minh tử sao cháy 12g, Cúc hoa 4g, Hoa hòe sao vàng 10g, cỏ ngọt 6g, hãm với nước sôi, có thể dùng nhiều lần trong ngày thay nước trà. Áp dụng liên tục 3-4 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi sử dụng Thảo quyết minh
Những người không nên sử dụng thảo quyết minh: người bị tiêu chảy, tiểu đường, huyết áp thấp, phụ nữ có thai và đang có con bú.
Cây Thảo quyết minh là vị thuốc được Đông y ưa chuộng nhưng để đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng./.