Đặc điểm của Củ Bình vôi
Cây Bình vôi là cây leo, chỉ có một đoạn thân nhỏ tiếp xúc với mặt đất còn phần thân củ phình to giống như chiếc bình đựng vôi vậy. Củ rất to có hình dáng thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống. Vỏ bên ngoài có màu nâu đen, bên trong màu trắng xám, có vị đắng. Lá Bình vôi có hình trái tim. Hoa cây Bình vôi màu xanh nhạt, hoa nhỏ. Quả có hình cầu, khi chín có màu đỏ. Hạt có hình móng ngựa.
Cây Bình vôi mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Ninh Bình, Lai Châu… Bộ phận dùng của cây Bình vôi chính là phần củ. Phần củ được thu hái về, đem đi rửa sạch, cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, thái mỏng và phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra còn có thể bảo quản củ Bình vôi khô trong hũ thủy tinh, bọc trong nilon để không bị ẩm mốc.
Cách dùng củ Bình vôi: sấy khô hoặc đem đi ngâm rượu thuốc.
Thành phần hóa học của cây Bình vôi: Trong củ Bình vôi có chứa alcaloid (1%), bao gồm: L-tetrahydropalmatin, Roemerin, Rotundin, Cepharanthin, ngoài ra còn chứa lượng lớn tinh bột, acid hữu cơ và đường.
Ai nên dùng cây Bình vôi?
Người thường xuyên bị mất ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không mang lại hiệu quả; Người bị suy giảm chức năng tiêu hóa, đi cầu phân sống; Người bệnh động kinh, co giật; Người mắc viêm phế quản mãn tính, ho hen; Người bệnh huyết áp cao; Người bị mắc bệnh về tim mạch.
Các bài thuốc từ củ Bình vôi
Theo y học cổ truyền, cây Bình vôi có công dụng giúp an thần, khắc phục được các triệu chứng suy nhược, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa…
Tác dụng an thần: Trong củ Bình vôi có chứa lượng lớn một chất có tên là L – tetrahydropalmatin, giúp kích thích an thần. Ngoài ra, L – tetrahydropalmatin còn giúp duy trì được giấc ngủ, giảm nhiệt độ cơ thể, chữa rối loạn tâm thần. Chỉ cần sử dụng 3 – 6g bột củ hoặc 10 – 15ml rượu thuốc 10% hàng ngày sẽ có tác dụng. Tuy nhiên người bệnh nên chú ý để tránh ngộ độc thì không nên dùng quá 3-6g/ngày.
Chữa rối loạn tiêu hóa: Củ Bình vôi có tác dụng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm bằng cách ngâm rượu bình vôi hoặc sắc lấy nước, uống với liều lượng nhỏ trong ngày. Cụ thể, người lớn nên sử dụng liều lượng 3 – 6g, còn đối với trẻ nhỏ cần cẩn trọng và dùng khoảng 0,02 – 0,03g, tùy vào giai đoạn và lứa tuổi.
Củ Bình vôi điều trị bệnh gút: Thành phần L-tetrahydropalmatin có trong củ Bình vôi giúp điều trị bệnh gút. Cách thực hiện: rửa củ Bình vôi, thái mỏng, sấy cho khô rồi nghiền thành bột. Mỗi lần sử dụng 1 muỗng nhỏ bột Bình vôi, hãm với nước sôi uống hết trong ngày.
Củ Bình vôi chữa mất ngủ: Hoạt chất cepharanthin có trong củ Bình vôi có tác dụng giúp điều hoài hệ tuần hòa, kích thích cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể có lợi cho người mất ngủ. Người mất ngủ có thể dùng 10 – 15ml rượu ngâm Bình vôi 10% hoặc 3 – 6g bột củ Bình vôi để uống mỗi ngày.
Hoặc bài thuốc chữa mất ngủ hiệu nghiệm: 10-15g mỗi vị: hạt sen, nhân hạt táo chua (sao), Long nhãn, củ Bình vôi 8g, lá vông 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống trong ngày và trước khi ngủ 30 phút.
Củ Bình vôi chữa đau dạ dày: Để ngăn ngừa hội chứng rối loạn tiêu hóa, dân gian thường dùng cây Bình vôi dưới dạng ngâm rượu hoặc sắc lấy nước và sử dụng với liều lượng nhỏ. Cụ thể, người lớn có thể sử dụng với liều lượng 3 - 6g, còn đối với trẻ nhỏ thì nên sử dụng khoảng 0,02 - 0,03g, tùy vào giai đoạn và lứa tuổi.
Củ Bình vôi là vị thuốc cực kỳ quen thuộc trong các bài thuốc dân gian của người Việt Nam, với công dụng chữa bệnh tuyệt vời nhưng trong quá trình sử dụng người bệnh nên cẩn trọng với liều lượng dùng để giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe./.