Cây Ngưu bàng là cây thân thảo lớn có chiều cao từ 1-2m. Cây sống lâu năm, thân chia thành nhiều cành. Lá Ngưu bàng hình tim, mọc thành hình hoa thị ở gốc và mọc so le ở các thân cây. Phiến lá to, mặt trên xanh lục, mặt dưới xanh nhọt có chứa lông trắng. Hoa ngưu bàng thường mọc ở đầu cành, cánh hoa màu tím, đường kính từ 2-4cm. Cây ra hoa vào tháng 6-7 và đậu quả vào tháng 7-8. Quả có màu xám nâu, hơi cong.
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và được di thực vào nước ta. Cây mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Bộ phận dùng cây Ngưu bàng
Quả của cây Ngưu bàng chính là thành phần chính trong các bài thuốc chữa bệnh.
Thu hái - sơ chế
Vào tháng 8-9 quả Ngưu bàng tử đã chín, người ta sẽ hái về sử dụng làm thuốc (có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô).
Thành phần hóa học
Ngưu bảng tử có chứa 15 - 20% chất béo, Arctiin, Ancaloit,…
Cây Ngưu bàng tử có tác dụng gì?
+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Lá Ngưu bàng được sử dụng để thông tiểu, tẩy máu, ra mồ hôi. Chữa các chứng bệnh da liễu như lở loét, mụn trứng cá, hắc lào, tê thấp, đau xương khớp.
Rễ Ngưu bàng tác dụng rõ rệt với người tiểu đường với công dụng hạ glucose trong máu.
+ Theo y học cổ truyền:
Rễ Ngưu bàng có tác dụng lợi tiểu, điều trị bệnh gút do có tác dụng đào thảo axit uric, lợi mật, ức chế vi khuẩn giang mai…
Quả Ngưu bàng tử giúp thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt, điều trị yết hầu sưng đau, ung thũng.
Rễ có vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu (loại được acid uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, chống giang mai, trị đái đường, diệt trùng và chống nọc độc.
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Ngưu bàng tử
Bài thuốc điều trị ho đờm do phong nhiệt nhiễm vào phổi
Chuẩn bị 12g mỗi vị: Kinh giới và Ngưu bàng tử cùng với 4g Cam thảo.
Thực hiện: Mang tất cả các vị thuốc sắc với nước uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc Ngưu bàng tử trị viêm hạnh nhân
Chuẩn bị: 12g mỗi vị: Phòng phong và Đại hoàng, cùng với Bạc hà 4g, Kinh giới tuệ 8g, Ngưu bàng tử 16g, Cam thảo 4g.
Thực hiện: Đem sắc uống tất cả các vị thuốc trên, ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc chữa đậu chẩn mọc trong cổ họng
Chuẩn bị: Ngưu bàng tử 8g, Cam thảo 3g, Cát cánh 6g.
Thực hiện: Sắc uống trong ngày. Mỗi ngày sẽ dùng 1 thang.
Bài thuốc chữa chân tay phù, thủy thũng và cảm mạo
Chuẩn bị: Ngưu bàng tử sao vàng 80g.
Thực hiện: Sau khi sao vàng sẽ đem dược liệu tán bột. Người bệnh dùng 8g bột mỗi ngày, chia thành 3 lần dùng.
Bài thuốc trị nóng sốt cổ họng tắc
Chuẩn bị: Ngưu bàng tử 5g, Cam thảo 2g, Kinh giới tuệ 1g.
Thực hiện: Đem sắc với 200ml nước, đến khi nào còn lại 50ml thì uống trong ngày.
Bài thuốc Ngưu bàng tử chữa viêm thận cấp tính
Chuẩn bị: Ngưu bàng tử 6g, phù bình sao khô 6g.
Thực hiện: Đem các vị tán nhỏ. Mỗi lần dùng 5g hòa với nước nóng. Ngày uống 3 lần. Sử dụng cho đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc trị phát ban, mụn nhọt và bệnh sởi
Bài thuốc 1: Ngưu bàng tử 8g, Cát cánh 6g, Kinh giới tuệ 6g, Cam thảo 3g. Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc 2: Ngưu bàng tử 16g, Cát cánh 8g, Kinh giới tuệ 8g, Hạnh nhân 12g, Tiền hồ 8g, Cát căn 12g, Liên kiều 12g với Bạc hà 4g. Đem sắc uống.
Bài thuốc trị cảm mạo phong nhiệt
Ngưu bàng tử 24g, Kim ngân hoa 40g, Đạm đậu xị 20g, Bạc hà 24g, lá tre 4g, Cam thảo 20g, hoa kinh giới 16g, Cát cánh 24g và Liên kiều 40g. Đem các vị tán thành bột. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần dùng 24g hãm cùng nước sôi.
Các món ăn từ Ngưu bàng tử
- Gà hầm Ngưu bàng căn: có tác dụng chữa cơ thể suy nhược, hai chân yếu mỏi.
- Ngưu bàng căn, lô căn hầm ruột lợn: điều tị bệnh trĩ xuất huyết, viêm nứt hậu môn.
- Bánh bột Ngưu bàng: Cách làm: Ngưu bàng căn 15g tán mịn, bột gạo tẻ 80g, nước, trộn đều nặn thành bánh. Sau đó thả vào nước đậu phụ nấu, thêm hành và gia vị. Người cao tuổi bị tăng huyết áp, tai biến mạch máu não… nên thường xuyên dùng món ăn này có tác dụng rất tốt.
- Nước ép Ngưu bàng căn: Ngưu bàng căn ép lấy nước, ngày uống 20ml, cho uống sau khi ăn. Bài thuốc có tác dụng chữa hồi hộp, lo lắng, mất ngủ.
Lưu ý khi dùng dược liệu Ngưu bàng tử
Không dùng cho người tiêu chảy, tâm tỳ hư; Người yếu sinh lý cũng nên cần thận trọng khi dùng; Nếu sử dụng quá liều lượng có thể gây ra các tác dụng phụ như khó thở, co giật, khó khăn khi cử động… do vậy người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về dược liệu Ngưu bàng tử và các bài thuốc chữa bệnh được dân gian áp dụng lâu đời. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của thày thuốc trước khi dùng để đảm bảo các loại thuốc mình đang sử dụng chữa bệnh không có tương tác với Ngưu bàng tử./.