6 cơ sở Đào tạo hàng đầu ngành Nông Lâm nghiệp ở Việt Nam

Doanh nghiệp &Kinh tế xanh trân trọng giới thiệu 6 Trường Đào Tạo Ngành Lâm Nghiệp đáng học nhất ở Việt Nam. Hi vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn trẻ ít nhiều trong việc lựa chọn trường phù hợp.

Học viện nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là trường đại học chuyên ngành đứng đầu về đạo tạo nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp tại miền Bắc Việt Nam, thuộc nhóm ba mươi trường đại học đứng đầu Đông Nam Á, thuộc nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

01-enya-1637812828.jpg
Toàn cảnh Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành Đại học tự chủ, đa ngành, đa phân hiệu theo mô hình của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực; trung tâm xuất sắc của quốc gia, khu vực về đổi mới sáng tạo trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, ứng dụng tri thức và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cơ sở đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nghiên cứu phát triển và chuyển giao KHCN, tri thức mới trong lĩnh vực nông nghiệp & PTNT; đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước.

Học viện nông nghiệp Việt Nam là trường đại học công lập trọng điểm quốc gia. Trong đó, nông nghiệp là ngành đào tạo dẫn đầu trong số các ngành đào tạo. Học viện nông nghiệp Việt Nam luôn tạo cơ hội học tập, làm việc cho sinh viên thông qua việc liên kết với các công ty và tập đoàn lớn như: VinGroup, TH True Milk, FPT,… Hằng năm, Học viện cung cấp cho thị trường lao động nông nghiệp Việt Nam với hơn 2000 kỹ sư nông, Lâm nghiệp.

Trường Đại Học Lâm Nghiệp Hà Nội

Năm 1995 thực hiện chủ trương mở rộng đào tạo của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT) trường mở rộng thêm quy mô đào tạo và các ngành nghề mới, với các khoa: Lâm học (tiền thân là khoa Lâm nghiệp), Quản lý tài nguyên rừng và môi trường (tiền thân là khoa Lâm nghiệp), Chế biến lâm sản (tiền thân là khoa công nghiệp rừng), Công nghiệp phát triển nông thôn (tiền thân là khoa công nghiệp rừng), Quản trị kinh doanh. Bộ Lâm nghiệp cũng quyết định và gọi tên trường là Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

ruong-dao-tao-nganh-lam-nghiep-do-thi-1-1637812972.jpg
Ảnh Tư liệu

Đây là một trong những ngôi trường tiên phong đi đầu trong việc đào tạo ngành “Lâm Nghiệp Đô Thị”, sinh viên ngoài việc được học những kiến thức lý thuyết trên lớp thì còn được thầy cô hướng dẫn một cách khoa học các dự án nghiên cứu cùng những chuyến tham quan thực tế tại các doanh nghiệp để nâng cao kiến thức thực tiễn, kỹ năng nghề nghiệp và tự tin về kiến thức và kỹ năng trước lúc ra trường. Sinh viên ngành Lâm nghiệp đô thị sau khi tốt nghiệp ra trường có nhiều cơ hội tìm việc làm tốt tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Đại học Nông Lâm TP HCM được biết đến là trường đào tạo nhiều ngành khác nhau, đặc biệt nổi bật về những ngành liên quan tới nông lâm nghiệp và môi trường. Trường đã trở thành lựa chọn của khá nhiều học sinh trong mùa tuyển sinh hàng năm.

dai-hoc-nong-lam-01-1637813148.jpg
Ảnh Tư liệu

Trường Đại Học Nông Lâm TP HCM được thành lập dựa trên sự sáp nhập giữa Trường Đại học Nông nghiệp 4 (Thủ Đức - TP HCM) và Trường Cao đẳng Lâm nghiệp (Trảng Bom - Đồng Nai). Đây là trường đại học đào tạo đa ngành, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha, thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM là trở thành trường đại học nghiên cứu với chất lượng quốc tế. Là một trường đại học đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực giỏi chuyên môn và tư duy sáng tạo; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, phổ biến, chuyển giao tri thức - công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Việt Nam và khu vực. Ngoài cơ sở ở TP HCM, nhà trường còn có hai phân hiệu ở tỉnh Gia Lai và Ninh Thuận.

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên là một cơ sở đào tạo bậc đại học và sau đại học các ngành khác nhau trong khu vực trung du và miền núi phía bắc. Trong đó, các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp luôn được giới trẻ lựa chọn. Đây là cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ cho các tỉnh trung du, miền núi phía bắc nói riêng mà cả nước.

dai-hoc-ve-nong-nghiep-2-1637813231.jpg
Đại học Nông Lâm Thái nguyên nơi đào tạo nhiều cán bộ dân tộc ít người ở Việt nam

Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã mở rộng hình thức giáo dục của mình bằng hình thức liên kết nước ngoài, đặc biệt là : Isarel, Nhật Bản,… Với hình thức đào tạo mở rộng này, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã mang đến thị trường lao động không chỉ trong nước mà còn nước ngoài một đội ngũ cử nhân chuyên ngành luôn đảm bảo về mặt kỹ năng và chất lượng.

Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang

Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang toạ lạc trên địa bàn xã Bích Sơn - huyện Việt Yên - Bắc Giang, là trường Đại học công lập hàng đầu trong hệ thống giáo dục Đại học Việt nam, là cơ sở đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được thành lập ngày 20 tháng 01 năm 2011, trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Nông - Lâm.

Trường có chức năng và nhiệm vụ là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ Đại học và sau Đại học trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đáp ứng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn góp phần tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó nhà trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ hoạt động đào tạo và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

truong-dai-hoc-nong-lam-dh-thai-nguyen-trang-tuyen-sinh-1637813072.jpg
Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang

Mục tiêu đến năm 2030 là trường đại học đa ngành, đa phương thức đào tạo có uy tín trong cả nước về đào tạo và nghiên cứu theo định hướng ứng dụng trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp thực phẩm và tài nguyên môi trường. Uy tín và thương hiệu Nhà trường được khẳng định chủ yếu thông qua môi trường văn hóa tri thức, chất lượng đào tạo, sản phẩm khoa học công nghệ.

Đại học Nông Lâm Huế

Là trường đại học xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm tại khu vực miền Trung. Chuyên cung cấp cho thị trường lao động tại đây những cử nhân chuyên về nông nghiệp. HUAF được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, thực hành và làm việc. Đại học Nông Lâm Huế luôn là lựa chọn cho các sinh viên tại miền Trung. Tên cũ của Trường là Trường Đại học Nông nghiệp II Huế được thành lập năm 1983 tại thành phố Huế trên cơ sở sáp nhập Trường Đại học Nông nghiệp II (thành lập năm 1967 tại Hà Bắc) và Trường Cao đẳng Nông Lâm nghiệp Huế (thành lập năm 1979).

truong-dai-hoc-nong-lam-dh-hue-1637813474.jpg
Ảnh Tư liệu

Trường hiện có 450 cán bộ viên chức, trong đó có 290 cán bộ là giảng viên. Trường hiện đang có 81 tiến sĩ và 195 thạc sĩ thuộc các chuyên ngành khoa học nông nghiệp, khoa học vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật công trình, kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật môi trường, quản lý đất đai, khuyến nông, phát triển nông thôn. Thống kê đến đầu năm 2015, trường Đại học Nông Lâm Huế có 32 Giáo sư, Phó Giáo sư, 76 giảng viên cao cấp và giảng viên chính.

Tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 95,17% tổng số cán bộ giảng dạy toàn trường (số liệu tính đến tháng 3 năm 2015). Theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS) 2017 thì hệ thống đại học Đại học Huế nằm trong nhóm 351 - 400 đại học tốt nhất châu Á. Theo bảng xếp hạng uniRank năm 2018, hệ thống đại học Đại học Huế đứng thứ 16 tại Việt Nam. Còn theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2018, hệ thống đại học Đại học Huế đứng thứ 13 tại Việt Nam./.