TP.HCM: Giá phòng khách sạn tăng mạnh

Tính riêng quý IV/2022, giá phòng trung bình đạt 1,8 triệu đồng một phòng một đêm, tăng 9% theo quý, công suất phòng đạt 62% trong mùa cao điểm du lịch cuối năm của thành phố. Nếu tính cả năm, giá phòng trung bình tại TP.HCM đạt 1,6 triệu đồng một phòng một đêm, tăng 21% so với năm 2021.

Sự phục hồi của du lịch trong nước và quốc tế đã giúp thị trường khách sạn những tháng cuối năm tại TP.HCM tăng nhiệt trở lại. Theo số liệu mới nhất từ Savills Việt Nam, dù nguồn cung phòng khách sạn có sự cải thiện nhưng giá cho thuê tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính riêng quý IV/2022, giá phòng khách sạn trung bình tại TP.HCM đạt 1,8 triệu đồng mỗi đêm, tăng 9% so với quý trước, công suất phòng đạt 62% trong mùa cao điểm du lịch cuối năm của thành phố. Nếu tính cả năm, giá phòng trung bình tại TP.HCM đạt 1,6 triệu đồng một phòng một đêm, tăng 21% so với năm trước đó.

momo-upload-api-220718103513-637937373135936403-1673884108.jpeg

Một góc TP.HCM nhìn từ trên cao hướng quận 1. (Ảnh minh hoạ)

Công suất và giá thuê phòng khách sạn tại TP.HCM tăng mạnh thể hiện lượng khách du lịch đến TP.HCM có sự phục hồi mạnh mẽ trong năm qua. Khách quốc tế đạt 3,5 triệu lượt và khách nội địa đạt 25 triệu lượt, tăng 167% so với cùng kỳ năm trước.

Dù giá phòng tìm lại đà tăng nhưng theo các đơn vị nghiên cứu, hiện giá vẫn còn thấp hơn 18% so với năm 2019 (thời điểm chưa có dịch Covid-19). Việc Trung Quốc dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế đi lại sau đại dịch có thể tạo hiệu ứng tích cực cho năm 2023.

Thống kê đến hết năm 2022, diện tích cho thuê thuần của ngành bán lẻ tại TP.HCM không thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Các chủ đầu tư cũng công bố kế hoạch tăng cường cải tạo mặt bằng có sẵn trong 2023, thay vì mở rộng dự án mới.

Tổng diện tích cho thuê thuần tại TP.HCM năm 2022 đạt 1.5 triệu m2, giữ nguyên so với 2021. Công suất cho thuê giảm 2 điểm phần trăm do khách thuê kết thúc hợp đồng trước thời hạn tại các dự án ngoài trung tâm. Khảo sát cho thấy khách thuê thuộc lĩnh vực thời trang chiếm 24% diện tích trả mặt bằng, lĩnh vực ăn uống chiếm 22% còn lĩnh vực giải trí, giáo dục chiếm 20%.

Tuy nhiên, kỳ vọng cho 2023 vẫn có điểm sáng khi nhìn lại 2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa của TP.HCM đạt 626 nghìn tỷ đồng, tăng 21% theo năm. Mức tăng trưởng của doanh thu bán lẻ đóng góp lớn cho công suất cho thuê tại Thành phố năm nay.

Các chủ đầu tư trung tâm thương mại cho biết, năm 2023 sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp các mặt bằng hiện hữu. 3 đơn vị tập trung nguồn lực cho chủ trương này là Vivo City; Pandora City và Lotte Mart. Năm nay, nguồn cung mới từ 16 dự án sẽ cung cấp tổng cộng 193 nghìn m2 diện tích cho thuê. Quận 8 sẽ chào đón 2 trung tâm thương mại với quy mô 27 nghìn m2 diện thích cho thuê mỗi trung tâm.

Thi Nguyên (t/h)