Tổng Công ty Điện lực miền Nam vượt khó, hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng năm 2022

Năm 2022 có nhiều biến động giá cả nhiên liệu, vật tư, hàng hóa, tỷ giá ngoại hối tăng cao, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của đơn vị, tuy nhiên Tổng công ty Điện lực miền Nam , nỗ lực vượt qua mọi khó khăn; đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội tại 21 tỉnh/thành phía Nam; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số; chia sẻ, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Năm 2022, EVNSPC đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả trong đầu tư phát triển lưới điện, vận hành tối ưu hệ thống lưới điện, đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế, với mức tăng điện thương phẩm gần 8,71% so với năm 2021, đạt 83 tỷ 090 triệu kWh, vượt 320 triệu kWh so với kế hoạch EVN giao. Để đảm bảo nhiệm vụ cung cấp điện, mặc dù công tác đầu tư xây dựng còn nhiều khó khăn, tồn tại do giá cả nguyên vật liệu tăng cao; chính sách Zero Covid từ Trung Quốc gây chậm trễ, gián đoạn chuỗi cung ứng vật tư, thiết bị, chi phí vận chuyển tăng đột biến; cộng với nhiều gói thầu thiếu nhà thầu tham gia, phải đấu thầu lại nhiều lần, công tác giải phóng mặt bằng tiếp tục là vấn đề nan giải…, nhưng ngành điện miền Nam đã nỗ lực hoàn thành trên 87,5% khối lượng công việc, trong đó công trình cấp điện áp 110kV đã: Khởi công: 28/42 công trình, đạt 66,7%; Đóng điện: 37/45 công trình, đạt 82,2%.

tru-so-evnspc-1673688672.jpg
Trụ sở Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC)

Với những nỗ lực đó, các đơn vị của EVNSPC đã nỗ lực hoàn thành giai đoạn 1, đóng điện đưa vào vận hành công trình Đường dây vượt biển trên không 220kV Kiên Bình - Phú Quốc và Trạm 110kV Nam Phú Quốc vào vận hành ở cấp điện áp 110kV từ ngày 05/10/2022, kịp thời chia tải với đường dây cáp ngầm 110kV độc đạo đang dần đầy tải. Và góp phần đảm bảo cấp điện lâu dài cho TP. biển Phú Quốc, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Để thực hiện được các kế hoạch lớn trong tình hình nhiều biến động, với sự quan tâm từ các Bộ, ngành, cấp ủy Đảng, đặc biệt là lãnh đạo EVN, EVNSPC đã chủ động quán triệt chủ đề năm, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt như: Điều tiết tối ưu huy động nguồn điện mua giá cao từ thị trường điện, thực hiện gia tăng sản lượng điện mua nội bộ vào giờ thấp điểm, nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, tăng năng suất lao động; vận hành tối ưu nguồn cấp điện bằng máy phát diesel tại các đảo…, góp phần tiết kiệm, giảm lỗ dự kiến hơn 2.550 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cán bộ công nhân viên EVNSPC không ngừng đổi mới, sáng tạo, vận dụng tối ưu mọi nguồn lực hoàn thành vượt mức toàn diện kế hoạch để phục vụ gần 9,2 triệu khách hàng. Trong đó: Thời gian mất điện bình quân khách hàng trong năm - SAIDI: 270 phút, thấp hơn mức kế hoạch 277 phút; Số lần mất điện bình quân khách hàng trong năm - SAIFI: 2,55 lần, thấp hơn mức kế hoạch 2,62 lần; Chỉ số tiếp cận điện năng: Giải quyết thủ tục cấp điện cho trên 6.000 khách hàng trung áp với thời gian bình quân hơn 2,56 ngày, thấp hơn năm 2021.

Theo Ông Nguyễn Phước Quý Hải, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam cho biết: "Cái khó khăn của trạm này là về mặt địa chất. Tức là trạm xây dựng trên cái vùng trũng. Khi trạm triển khai xây dựng hồi mấy tháng trước thì khi có mặt bằng thì nó vướng cái điều kiện thời tiết không thuận lợi. Lúc đó thủy triều, mưa gió kéo dài. Nhưng mà cái lớn nhất là ảnh hưởng vì dịch bệnh. Và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương, EVN thì chúng tôi cố gắng đóng để có điện cho LSP Long Sơn thử nghiệm, và sản xuất Oxy."

Với những nỗ lực đó, các đơn vị của EVNSPC đã nỗ lực hoàn thành giai đoạn 1, đóng điện đưa vào vận hành công trình Đường dây vượt biển trên không 220kV Kiên Bình - Phú Quốc và Trạm 110kV Nam Phú Quốc vào vận hành ở cấp điện áp 110kV từ ngày 05/10/2022, kịp thời chia tải với đường dây cáp ngầm 110kV độc đạo đang dần đầy tải. Và góp phần đảm bảo cấp điện lâu dài cho TP. biển Phú Quốc, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Để thực hiện được các kế hoạch lớn trong tình hình nhiều biến động, với sự quan tâm từ các Bộ, ngành, cấp ủy Đảng, đặc biệt là lãnh đạo EVN, EVNSPC đã chủ động quán triệt chủ đề năm, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt như: Điều tiết tối ưu huy động nguồn điện mua giá cao từ thị trường điện, thực hiện gia tăng sản lượng điện mua nội bộ vào giờ thấp điểm, nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, tăng năng suất lao động; vận hành tối ưu nguồn cấp điện bằng máy phát diesel tại các đảo…, góp phần tiết kiệm, giảm lỗ dự kiến hơn 2.550 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cán bộ công nhân viên EVNSPC không ngừng đổi mới, sáng tạo, vận dụng tối ưu mọi nguồn lực hoàn thành vượt mức toàn diện kế hoạch để phục vụ gần 9,2 triệu khách hàng. Trong đó: Thời gian mất điện bình quân khách hàng trong năm - SAIDI: 270 phút, thấp hơn mức kế hoạch 277 phút; Số lần mất điện bình quân khách hàng trong năm - SAIFI: 2,55 lần, thấp hơn mức kế hoạch 2,62 lần; Chỉ số tiếp cận điện năng: Giải quyết thủ tục cấp điện cho trên 6.000 khách hàng trung áp với thời gian bình quân hơn 2,56 ngày, thấp hơn năm 2021.

Để đáp ứng nhu cầu cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế, an sinh xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, năm 2022, ngành điện miền Nam tiếp tục phối hợp các đối tác, quán triệt nhận thức và hành động, đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, hoạt động chuyển đổi số theo lộ trình, mục tiêu đề ra. Qua đó đạt nhiều thành quả đáng khích lệ với việc hoàn thành 100% khối lượng công việc của giai đoạn 2021 – 2022, gồm 22 nhiệm vụ khung và 33 mục tiêu. Theo đó, hiện nay đã có: 100% số khách hàng tham gia giao dịch trực tuyến cấp độ 4; 100% dịch vụ điện được thực hiện theo phương thức điện tử toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ; 100% khách hàng mua điện mới được ký hợp đồng điện tử; Cung cấp 100% các giao dịch điện tử về hóa đơn, chứng từ.

Theo Ông Nguyễn Phước Đức, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Nam cho biết: "Thực hiện chuyển đổi số thì chúng tôi xác định được trong giai đoạn đầu tiên là xây dựng được cái nền văn hóa, đầu tiên là chuyển biến về nhận thức. Hiện nay về đào tạo thì Tổng công ty cũng đã có đào tạo từ cán bộ quản lý, đến nhân viên. Làm sao để cán bộ nhân viên nhận thức được cái tầm quan trọng và sự cần thiết, là trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 thì xu thế chuyển đổi số là tất yếu. Để chuyển đổi số thành công thì mỗi cán bộ công nhân viên từng vị trí vai trò của mình phải hiểu được từ đó góp phần chuyển đổi thành công của Tổng Công ty."

Nhiều kế hoạch, chương trình gặp khó khăn do tình hình chung, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp trong đơn vị tiếp tục được khẳng định và phát huy. Qua đó, giúp cán bộ công nhân viên ổn định tư tưởng, an tâm công tác. Cùng với đó, đơn vị tổ chức đối thoại cùng công đoàn, lắng nghe kịp thời giải quyết những nguyện vọng chính đáng của người lao động. Phối hợp công đoàn thăm hỏi động viên 27 tập thể, gần 100 cá nhân, với tổng kinh phí trên 670 triệu đồng. Bên cạnh đó là xây dựng 15 mái ấm công đoàn cho người lao động khó khăn về nhà ở. Tiếp tục thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, EVNSPC vận động các nguồn lực, tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội tại các địa phương, như phụng dưỡng, thăm hỏi mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh, tặng quà học sinh, người nghèo.

Dự báo tình hình kinh tế năm 2023 còn nhiều khó khăn, thách thức, lãnh đạo EVNSPC quán triệt cán bộ nhân viên chủ đề năm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cán bộ nhân viên EVNSPC tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần sáng tạo, không ngừng đổi mới, kiên định mục tiêu chuyển đổi số, tiếp tục thắp sáng niềm tin, cung cấp đủ điện phát triển kinh tế-xã hội và phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân tại 21 tỉnh thành phía Nam ngày càng tốt hơn./.

Lưu Ký