xâm nhập mặn ĐBSCL
Các địa phương ĐBSCL chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất từ đầu mùa khô
Mùa khô năm 2024 - 2025 xâm nhập mặn sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô các năm 2023–2024, năm 2015–2016 và năm 2019–2020. Dự báo, từ ngày 24/2 đến ngày 4/3 xâm nhập mặn bắt đầu tăng dần với chiều sâu dự báo ranh mặn 4g/l lớn nhất ở các cửa sông Cửu Long. Đây có khả năng là đợt xâm nhập mặn sâu nhất từ đầu mùa khô.
Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL sẽ cao hơn mức trung bình nhưng không tới mức nghiêm trọng
Trong 6 tháng tới, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL dự báo thiếu hụt khoảng 5 - 15% so với trung bình nhiều năm. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ giảm dần, thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1 - 0,2m. Do đó, xâm nhập mặn mùa khô 2024 - 2025 dự kiến cao hơn trung bình hàng năm, nhưng không nghiêm trọng như các mùa khô 2015 - 2016 và 2019 - 2020.
Hạn mặn lên đỉnh điểm gây ảnh hưởng tới trên 29.000 ha lúa ở ĐBSCL
Theo Cục Thủy lợi, hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn khoảng 29.260ha lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, tuy nhiên đây là diện tích vụ Đông Xuân muộn được sản xuất ngoài kế hoạch.
Tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long
Tại các tỉnh Nam Bộ đã xảy ra nắng nóng kéo dài, tại một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân. Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.