tài chính khí hậu
Việt Nam đề xuất cần ít nhất 1,3 nghìn tỷ USD mỗi năm ứng phó biến đổi khí hậu cho tới năm 2035
Nhiệm vụ chính của gần 200 quốc gia tại Hội nghị Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 29) là đưa ra một thỏa thuận đảm bảo tài trợ lên tới hàng nghìn tỷ USD cho các dự án khí hậu trên toàn thế giới trong tương lai bởi cam kết tài chính 100 tỷ đô la mỗi năm cho ứng phó biến đổi khí hậu sẽ hết hạn trong năm 2024.
9 dự án môi trường được lựa chọn tham gia Chương trình Thúc đẩy Tài chính khí hậu Việt Nam
9 dự án carbon (các-bon) thấp trên khắp Việt Nam đã được chọn để tham gia Chương trình Thúc đẩy Tài chính khí hậu (CFA) Việt Nam giai đoạn đầu tiên. Các dự án được chọn đại diện cho các lĩnh vực khác nhau như năng lượng tái tạo, sử dụng tài nguyên/năng lượng hiệu quả, vận tải điện, AFOLU (nông nghiệp, lâm nghiệp và các hình thức sử dụng đất khác), phi các-bon hóa trong ngành xây dựng, kinh tế tuần hoàn, và quản lý chất thải. Các dự án này có tiềm năng mang lại lợi ích cho các cộng đồng trên khắp lãnh thổ Việt Nam.