Sản xuất cá tra
Nhu cầu thị trường ổn định, cá tra Việt Nam có nhiều cơ hội lạc quan trong năm 2023
Cá tra ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước yêu thích vì cấu trúc và hương vị trung tính, dễ chế biến, giá cả phù hợp với mọi phân khúc tiêu thụ. Với hơn 140 thị trường trên thế giới, cá tra của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các thị trường truyền thống và khắt khe về an toàn thực phẩm cũng như các quy định kỹ thuật như Mỹ, EU và cả những thị trường vốn không ưa chuộng cá nuôi như Nhật Bản.
Trung Quốc trở thành thị trường "trụ cột" cá tra của Việt Nam
Bà Lê Hằng (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam) cho hay, từ năm 2020 đến nay, Trung Quốc duy trì vị trí thị trường nhập khẩu (NK) cá tra số 1 của Việt Nam, vượt qua thị trường Mỹ. So với các thị trường NK cá tra Việt Nam, Trung Quốc luôn duy trì tăng trưởng cao nhất, qua các tháng đều có doanh số tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoa Kỳ giữ nguyên mức thuế chống phá giá với cá tra, basa từ Việt Nam
Trong đợt rà soát chống bán phá giá lần thứ 18 trong giai đoạn từ ngày 1/8/2020 đến ngày 31/7/2021 đối với cá tra, basa của Việt Nam, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giữ nguyên mức thuế đang áp dụng đối với từng công ty.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Anh tăng mạnh
Trong 8 tháng năm 2022, xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 47 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ, dự báo cả năm thị trường này sẽ đạt khoảng 67 triệu USD, tăng 30% so với năm 2021.
Xuất khẩu cá tra sang Canada tăng trưởng ổn định
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), Canada là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 trong khối thị trường CPTPP của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam. Đây là thị trường thủy sản giá tốt, tăng trưởng ổn định trong khối Bắc Mỹ.
Ghi nhận tăng trưởng 3 con số về xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ và Trung Quốc
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 4, xuất khẩu thủy sản đạt 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021. Theo đó, kết quả mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm ước tính khoảng gần 3,6 tỷ USD, cao hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Khôi phục sản xuất tạo chuỗi cung ứng bền vững
Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, đặc biệt tại những vùng áp dụng biện pháp giãn cách xã hội. Nhu cầu sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên thị trường thế giới và cả trong nước cuối năm vẫn cao. Từ những chuỗi sản xuất vẫn duy trì tốt trong thời gian qua đã thêm khẳng định việc khôi phục sản xuất cần gắn kết tạo chuỗi cung ứng bền vững.