Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc
Tăng cường liên kết và thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách mới Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc vừa ban hành, một trong những nhiệm vụ là tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng và hợp tác quốc tế; Thực hiện thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới, đặc thù trong phát triển vùng, đặc biệt là đối với các địa bàn, khu vực giữ vai trò quan trọng về bảo vệ rừng, an ninh biên giới, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng.
Bắc Giang được phê duyệt phát triển trở thành trung tâm sản xuất chất bán dẫn, công nghiệp hỗ trợ
Theo quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bắc Giang được quy hoạch phát triển trở thành trung tâm sản xuất chất bán dẫn, công nghiệp hỗ trợ.
Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc hướng tới hình mẫu phát triển xanh của cả nước
Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đóng vai trò trọng yếu là “phên dậu," cửa ngõ phía Bắc của quốc gia, có vai trò quyết định đối với an ninh nguồn nước và môi trường sinh thái, là nơi bảo vệ đa dạng sinh học và rừng đầu nguồn của cả vùng Bắc Bộ. Trong quy hoạch phát triển phải hướng tới hình mẫu phát triển xanh của cả nước.
Phát triển trung du và miền núi phía Bắc thành vùng kinh tế xanh, bền vững và toàn diện
Mục tiêu đến năm 2030, Trung du và miền núi phía Bắc (Vùng) trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, có khung kết cấu hạ tầng cơ bản kết nối nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội và tiểu vùng Bắc Trung Bộ...