Quản lý vốn nhà nước
Bộ trưởng Tài chính: Nhà nước chỉ quản lý phần vốn góp vào doanh nghiệp
Thay vì quản lý doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, Nhà nước sẽ chỉ quản lý phần vốn của mình tại doanh nghiệp, nguồn vốn góp đó chính là tài sản của doanh nghiệp. Trên tinh thần đó, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của các chủ thể quản lý vốn nhà nước để bảo đảm việc đầu tư và sử dụng vốn tại doanh nghiệp được minh bạch, hiệu quả và đúng mục tiêu.
Thủ tướng Chính phủ mong muốn năm 2024, các Tập đoàn, Tổng công ty tập trung nhiều hơn cho đầu tư phát triển
Đánh giá cao những thành tựu của các Tập đoàn, Tổng công ty trong năm 2023 đã có nhiều nỗ lực góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, Thủ tướng Chính phủ mong muốn trong năm 2024, các tập đoàn, tổng công ty phải đầu tư nhiều hơn, phải hoàn thành tốt hơn năm 2023.
Đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị 12/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy nguồn lực đầu tư của 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc.
19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ 1,173 triệu tỷ tiền vốn, sinh lời hơn 83.000 tỷ đồng trong năm 2022
Tính đến cuối năm 2022, 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nắm giữ khoảng 1,173 triệu tỷ đồng tổng vốn chủ sở hữu và 2,44 triệu tỷ đồng tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước trong cả nước. Năm 2022, lợi nhuận trước thuế của 19 tập đoàn, tổng công ty này đạt hơn 83.000 tỷ đồng, tăng gần 16.000 tỷ đồng so với năm 2021.