phát triển bền vững kinh tế biển
Đại hội Biển Đông Á 2024: Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế thúc đẩy kinh tế xanh
Tại Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và có sức chống chịu”, Việt Nam hy vọng các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước sẽ tăng cường hợp tác quốc tế để huy động nguồn tài chính dồi dào hơn, tăng cường chuyển giao công nghệ cho việc thúc đẩy kinh tế xanh.
Huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục bám sát đường lối của Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Kinh tế biển xanh là yêu cầu đặt ra để phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay
Thời gian qua nước ta có tiềm năng và lợi thế về phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, hiện phát triển kinh tế biển hiện chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Các ý kiến cho rằng, cần xây dựng định hướng phát triển kinh tế biển thông qua việc kiến tạo môi trường chính sách, pháp lý cho nền kinh tế biển bền vững, kinh tế xanh, thúc đẩy thu hút và huy động được các nguồn lực xã hội cho phát triển các ngành kinh tế biển mới.
Đầu tư trên 800 tỷ đồng cho hạ tầng, Kiên Giang tạo động lực trong phát triển bền vững kinh tế biển
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung nguồn lực đầu tư 2 dự án có tổng mức đầu tư 835 tỷ đồng, gồm: Kè chống sạt lở kết hợp bãi thải nạo vét khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Nam Du; Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Nam Du tại xã Nam Du, huyện đảo Kiên Hải. Các dự án sẽ tạo động lực phát triển các khu công nghiệp nuôi biển, khu kinh tế thủy sản ven biển, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong phát triển bền vững kinh tế biển.