Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi trong thành phần của không khí. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu do khói bụi, các hoạt động sản xuất, lưu thông…
vnponkk-1646370766.jpg
Ảnh minh họa

Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người hay có thể làm phá hỏng môi trường tự nhiên. Vậy, cụ thể ô nhiễm không khí gây những tác hại gì?

Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới

Không khí ô nhiễm luôn tồn tại xung quanh chúng ta và rất khó để tránh khỏi. Kể cả đối với những người đang sống ở những khu vực phát triển. Nồng độ khói bụi nhìn thấy được trong không khí không thể phản ánh được mức độ trong lành của môi trường sống.

Trên khắp thế giới, môi trường ở cả thành phố hay vùng quê đều có các chất ô nhiễm độc hại trong không khí. Vượt quá giá trị chất lượng không khí trung bình mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị.

Theo đó, viện nghiên cứu Health Effects Institute (HEI) vừa đưa ra phát hiện mới nhất trong báo cáo thường niên 2018. Dựa trên dữ liệu vệ tinh. Và được quy chiếu với các tiêu chuẩn trong Hướng dẫn đánh giá chất lượng không khí của WHO. HEI cho biết, hơn 95% dân số thế giới đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm.

Và có đến 60% người sống ở những khu vực không đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản nhất của WHO. Theo đó, ô nhiễm môi trường không khí là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư thế giới. Chỉ đứng sau cao huyết áp, suy dinh dưỡng và hút thuốc lá.

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, ô nhiễm không khí gây ra cái chết sớm cho khoảng 4,2 triệu người trên thế giới vào năm 2016. Trong đó, 91% tỉ lệ thuộc về các nước nghèo và đông dân ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Theo báo cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI) của Mỹ thực hiện. Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở Châu Á. Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động.

Nồng độ bụi trung bình trong không khí ở Hà Nội và TP.HCM vượt mức cho phép từ hai đến ba lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. Nguồn sinh ra bụi ô nhiễm ở các đô thị lớn hầu hết là từ khí thải giao thông, công trình xây dựng, đường sá và nhà máy công nghiệp. Hà Nội chỉ đứng sau New Delhi, Ấn Độ (124 µg/m3), nơi ô nhiễm không khí nặng nhất nhì thế giới

Đối với vùng nông thôn, nhìn chung chất lượng môi trường không khí còn khá tốt. Môi trường chủ yếu bị tác động cục bộ bởi các hoạt động sản xuất làng nghề. Các hoạt động xây dựng, đốt rơm rạ, đốt rác thải, đun nấu,…

Tác hại ô nhiễm không khí tới con người đặc biệt nguy hiểm. Đặc biệt là tác động của bụi mịn. Bụi mịn PM2.5 là hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet. Tương đương khoảng 3% đường kính của một sợi tóc người. Có thể gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe.

Các hạt này có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn. Sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người. Gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm. Như nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính. Gây đột quỵ, suy nhước thần kinh, đau tim, hen suyễn, viêm phổi, ung thư phổi,… Thậm chí gây tử vong trong những trường hợp xấu nhất.

Ngoài bụi mịn, các hạt sooty và oxit nitơ thải ra từ xe hơi, nhà máy sản xuất và nhà máy điện có thể tạo thành một hỗn hợp khí ô nhiễm vô cùng nguy hiểm. Khi hít vào, chúng sẽ di chuyển trong khắp cơ thể bạn thông qua đường máu, đặc biệt nguy hiểm khi các bụi này là hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng… có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc, hen xuyễn hay ung thư,…

Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến đường hô hấp, trực tiếp len lỏi vào nội tạng thông qua hô hấp của mũi, miệng,… mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Mắt là một cơ quan nhạy cảm của con người. Những yếu tố như ánh nắng, gió, bụi,… đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mắt khiến mắt tiết nước gây viêm nhiễm, phổ biến nhất đó là mắt bị đỏ; cảm giác bỏng rát; mắt chảy nước, ngứa; đổ nhiều ghèn; cảm giác mắt bị khô, có sạn; thị lực suy giảm. Thậm chí còn có thể gây những bệnh nguy hiểm như đục thủy tinh thể hoặc ung thư. Ngoài ra còn gây ra các bệnh về da, rụng tóc, hói đầu,…

Tác hại của ô nhiễm không khí tới con người

Ô nhiễm không khí hiện đang là mối quan tâm chung của xã hội toàn cầu. Nó là tác nhân hàng đầu gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, ô nhiễm không khí cũng làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người dân. Ảnh hưởng tiêu cực đến nên kinh tế của mỗi quốc gia, khiến chi phí thuốc men, hỗ trợ điều trị các bệnh cao. Đồng thời làm giảm năng suất lao động.

Tác hại của ô nhiễm không khí tới xã hội

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật và một yếu tố chính dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó, cần có các biện pháp thiết thực để giảm thiểu ô nhiễm không khí.

cách làm sạch không khí cho ngôi nhà của bạn

Không khí ngày càng bị ô nhiễm bởi hệ quả của việc đô thị hóa quá nhanh. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Đặc biệt là người dân sống ở các vùng đô thị. Chính vì thế, mỗi người cần có những phương pháp để giảm mức độ ô nhiễm trong không gian sinh sống. Hãy tham khảo ngay những phương pháp dưới đây.

Trồng cây xanh giúp thanh lọc không khí

Ô nhiễm không khí trong nhà và văn phòng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Như chóng mặt, hen xuyễn, dị ứng,… Ngoài ra nó còn là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc. Do đó, trồng cây trong nhà sẽ giúp chống lại tác hại của các khí gây ô nhiễm đến từ sơn trường, đồ nội thất, máy in, các dung dịch tẩy rửa, quần áo,… Trồng cây giúp hấp thụ chất ô nhiễm trong môi trười sống. Đem lại không gian sống trong lành, khỏe mạnh cho gia đình bạn. Một số cây lọc không khí mạnh như:

Thiết mộc lan: Đây là loại cây có khả năng lọc không khí tốt nhất. Nó có khả năng hấp thụ đến 94% hóa chất. Giúp loại bỏ một số loại chất độc có trong không khí như: Cacbon monoxit, benzene, toluene, formallhelyde,…

Cây phỉ thúy: Trùng tên với một loại ngọc quý. Cây phỉ thúy tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang. Cây không chỉ đẹp, ý nghĩa mà còn dễ trồng, dễ sống, không mất quá nhiều thời gian tưới nước, chăm nom. Cây rất thích hợp trồng trong nhà nhờ đặc tính ưa bóng râm, dễ sinh trưởng, có thể lọc chất độc hại, tăng cường oxy, góp phần trang trí cho nhà ở thêm đẹp mắt.

Dứa cảnh:Rứa cảnh có tên gọi khác là cây dứa cảnh nến. Đây là cây hoa có thể đáp ứng nhu cầu của bạn, từ sở thích làm đẹp trang trí không gian làm việc chăm sóc cũng không mất quá nhiều thời gian lại thích hợp sử dụng để trang trí nội thất, trang trí văn phòng. Đặc biệt, nó nó khả năng loại bỏ 80% hợp chất gây ô nhiễm sau 12h đồng hồ

Cây nhện: Còn được gọi là cây Cỏ nhện hay cây Cỏ lan chi. Đây là loại cây có thể hút cacbonic và các chất độc hại trong không khí như fomandehit, benzene trong không khí mà không cần ánh sáng. Cây Nhện cũng khá phù hợp nếu bạn muốn trồng trong phòng tắm để lọc bớt amoniac, vi khuẩn, nấm mốc gây hại.

Lan ý: Cây lan ý thường được gọi là cây bạch môn, huệ hòa bình hoặc vĩ hoa trắng. Cây lan ý có khả năng hút ẩm và cân bằng không khí rất tốt, cây còn có khả năng tiêu diệt tận gốc các tế bài nấm mốc trong nhà , chính vì vậy mà chúng ta nên có những cây lan ý bên trong ngôi nhà của chúng ta. Trồng cây trong nhà sẽ giúp chống lại tác hại của các khí gây ô nhiễm

Sử dụng Than hoạt tính loại bỏ không khí ô nhiễm

Than hoạt tính là vật liệu không mùi, có tính hấp thụ cao và có thể loại bỏ độc tố trong không khí. Nhiều người cũng sử dụng loại than này này xua đi các mùi khó chịu như mùi thực phẩm bị cháy, gia vị mạnh, thuốc lá, vật nuôi, sơn mới,… Ngoài ra, than hoạt tính giúp việc loại bỏ nấm mốc hoàn toàn sạch sẽ khiến không khí trong lành hơn.

Để sử dụng, có thể bọc than hoạt tính trong các túi lưới và đặt ở những vị trí dễ phát sinh mùi, cần làm sạch như nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng khách, bên dưới chậu rửa, hầm để xe…

Tạo thông thoáng

Bạn nên mở cửa vào sáng sớm, để đón nhận ánh nắng và không khí trong lành. Tuy nhiên, vào những giờ cao điểm, bạn nên đóng cửa để hạn chế khói bụi vào nhà. Theo đó, gian bếp nên trang bị máy hút khói, quạt hút hoặc cửa sổ. Để giảm bớt khói, mùi khi nấu ăn. Và đặc biệt, không nên hút thuốc trong nhà vì sẽ lưu lại nhiều chất gây ô nhiễm lơ lửng trong không khí.

Máy lọc không khí

Máy lọc không khí có thể hỗ trợ việc tạo không khí trong lành. Lọc bụi bẩn, các chất độc hại cho không gian sống. Đây là một phương án làm sạch nhanh chóng bạn có thể tham khảo trong trường hợp nơi ở thường xuyên gặp tình trạng ô nhiễm mùi hôi, khói bụi, nấm mốc hay khí thải độc hại.

Máy lọc là thiết bị có khả năng khử vi khuẩn, tế bào nấm mốc, tác nhân gây dị ứng và mùi hôi, giữ ẩm da, hong khô quần áo… Ngoài ra, có nhiều dòng máy phù hợp với không gian nhỏ. Ví dụ máy lọc không khí trên ôtô với khả năng khử mùi điều hòa, khói thuốc, đồ ăn, hỗ trợ chống say xe,…

Ô nhiễm không khí gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe con người. Theo báo cáo mới nhất của WHO, ô nhiễm không khí đã gây ra cái chết của hơn 6 triệu người mỗi năm. Vì các lý do như ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…./.

Thái Hà TH