Cụ thể, vào lúc 8 giờ 11 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 87 xu Mỹ (1%) lên 85,73 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 10/2018, còn giá ngọt nhẹ New York tăng 1,12 USD (1,4%) lên 83,40 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Cả hai mặt hàng này đều tăng ít nhất 3% trong tuần trước.
Các nhà phân tích của ngân hàng ANZ nhận định việc nới lỏng các chính sách hạn chế trên toàn thế giới có thể sẽ giúp phục hồi hoạt động tiêu thụ nhiên liệu. Thị trường nhiên liệu máy bay cũng trở nên sôi động hơn trước thông tin Mỹ sẽ mở cửa biên giới cho khách du lịch nước ngoài đã được tiêm phòng vào tháng tới. Australia và các nước châu Á khác cũng có biện pháp tương tự.
Bên cạnh đó, việc chuyển đổi từ sử dụng khí đốt sang dầu mỏ để sản xuất điện cũng có thể thúc đẩy nhu cầu tăng thêm 450.000 thùng dầu/ngày trong quý IV/2021.
Tuy nhiên, nguồn cung từ Mỹ cũng có thể gia tăng, khi các công ty năng lượng đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên tuần thứ sáu liên tiếp. Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho biết trong tuần tính đến ngày 15/10 số lượng giàn khoan dầu khí của Mỹ đã tăng thêm 10 lên 543 giàn khoan, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020.
Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, có thể tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong một năm trong quý III/2021, do tình trạng thiếu điện, tắc nghẽn nguồn cung và sự bùng phát trở lại các ca mắc COVID-19./.
Sáng 18/10, giá dầu châu Á lên mức cao nhất trong nhiều năm
18/10/2021 13:51:32
Trong phiên giao dịch sáng 18/10, giá dầu tại thị trường châu Á lên mức cao nhất trong nhiều năm khi nhu cầu tiêu thụ tiếp tục phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.