Sâm Nam mật Lục hội tụ tinh hoa đất trời, nâng tầm nông sản đất Lục Ngạn

Những năm qua, Sâm Nam mật Lục đã được nhiều người biết đến và tin dùng bởi công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe. Không những là sự kết tinh giữa sâm nam núi Dành và mật ong Lục Ngạn, Sâm Nam mật Lục còn góp phần giữ gìn và phát huy giá trị đặc sản địa phương.

a1-1713962425.jpg

Trà Sâm Nam mật Lục từ sản vật quý tiến Vua ở Bắc Giang vừa được gắn sao OCOP.

Là vùng đất được thiên nhiên ưu ái về khí hậu, thổ nhưỡng Lục Ngạn dần trở nên nổi tiếng với các đặc sản: vải thiều, cam, bưởi, nhãn, táo, ổi, mật ong,… Việc được ghi danh trên “sàn” OCOP đã thay cho lời khẳng định về chất lượng và thương hiệu. Đặc biệt, phải kể đến Sâm Nam mật Lục.

Theo UBND huyện Lục Ngạn, năm 2023, toàn huyện có 25 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng và được công nhận đạt 3 sao; lũy kế có 44 sản phẩm OCOP được UBND tỉnh, huyện cấp giấy chứng nhận đạt 3 sao trở lên; 04 sản phẩm OCOP đạt 4 sao. Các sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng đã có chất lượng, bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc và được kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm khi tung ra thị trường.

3-1713962613.jpg

"Trà Sâm Nam mật Lục" sản phẩm được kết tinh giữa Sâm Nam núi Dành và mật ong Lục Ngạn.

Trải qua quá trình đánh giá khắt khe, trà Sâm Nam mật Lục vinh dự có tên trong danh sách sản phẩm OCOP địa phương, hạng mục sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Trao đổi với phóng viên, bà Lê Thị Lụa (đại diện HTX nông sản Thành Phát Lục Ngạn) cho biết: “Hợp tác xã nông sản Thành Phát Lục Ngạn đã nghiên cứu ra sản phẩm Trà Sâm Nam mật Lục - Là sản phẩm được tinh luyện từ những củ sâm 8 năm tuổi cùng với mật ong nguyên chất được người dân Lục Ngạn chắt chiu từng giọt, tạo thành sản phẩm tinh túy hội tụ đầy đủ các yếu tố tâm linh, sinh thái của núi rừng mà hiếm nơi nào có được”.

Không chỉ được xem là “thần dược” thiên nhiên với nhiều công dụng tuyệt vời, cơ sở sản xuất trà Sâm Nam mật Lục còn góp phần bảo tồn và gìn giữ những giá trị đặc sản của Lục Ngạn nói riêng và quê hương Bắc Giang nói chung. 

Theo bà Lụa, trà Sâm Nam mật Lục được đưa vào sản xuất từ năm 2019. Để cho ra thành phẩm được gói trong hũ sứ  cao cấp có dung tích 300ml, trong quy trình chế biến bắt buộc phải lựa chọn những củ sâm cầm nặng, chắc tay. Sau đó trải qua hệ thống chế biến nấu cao toàn tính. Phối trộn với mật ong rừng nguyên chất.

a2-1713962593.jpg

Chị Đỗ Thị Phương Thảo – Phó Giám đốc HTX nông sản Thành Phát huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Thông qua việc sản xuất trà Sâm Nam mật Lục, HTX nông sản Thành Phát Lục Ngạn đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại địa bàn. Chủ cơ sở cũng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật và máy móc hiện đại, từ đó nâng cao chất lượng, sản lượng, đem về doanh thu lớn hàng năm.

Lãnh đạo UBND huyện Lục Ngạn cho biết, thời gian qua huyện luôn tích cực hướng dẫn, tuyên truyền các đơn vị triển khai thực hiện theo chương trình OCOP, từ đó nâng cao nhận thức về chương trình, tạo động lực, tăng tiềm lực trong nhân dân. 

UBND tỉnh, các Sở ngành tiếp tục quan tâm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các chủ thể từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Có hình thức khen thưởng cho các chủ thể có các sản phẩm OCOP đạt 4 sao trở lên nhằm động viên, khích lệ các chủ thể thực hiện chương trình./.

Kim Chung - Phạm Hùng