Rau quả chủ lực của Việt Nam gặp khó tại thị trường Pháp vì cạnh tranh về giá

Những trái cây của Việt Nam được ưa chuộng tại Pháp như chanh leo, măng cụt, xoài, thanh long... đang đối mặt với cạnh tranh rất lớn. Điều này đỏi hỏi sự đổi mới về chiến lược maketing cho rau củ quả đến từ Việt Nam.
rau-cu-qua-viet-nam-tai-phap-03-1713081072.jpg
Sầu riêng được kỳ vọng sẽ tạo đột phá xuất khẩu rau quả trong năm 2024.(Ảnh minh họa)

Rau quả xuất khẩu giảm do cạnh tranh về giá

Theo số liệu từ Bộ Thương mại Pháp, nhiều mặt hàng rau củ vào thị trường châu Âu đã giảm đáng kể. Quan sát từ các đại siêu thị tại Pháp, chanh leo và măng cụt Việt Nam phải cạnh tranh với quả chanh leo và măng cụt Colombia, xoài Việt Nam cạnh tranh với xoài Nam Mỹ và châu Phi. Quả thanh long Việt Nam thật bất ngờ lại phải cạnh tranh với thanh long đến từ châu Phi.

Không có bất cứ chiến dịch truyền thông nào để chỉ ra rằng rau củ quả Việt Nam có mùi vị thơm ngon hơn vì việc giá thành sẽ quyết định.

Quả su su đến từ Italy, cùng với nó là nhiều loại rau của châu Á khác được trồng ngay tại các trang trại tại châu Âu và Pháp. Nghĩa là việc cạnh tranh về giá đã hoàn toàn được giải quyết xong, ai gần người ấy thắng.

Theo bà Stephanie Duriez - quản lý trang trại Pepinieres, tỉnh Loire, bắt đầu từ những người ăn rau củ hữu cơ và ăn chay là những người tiêu thụ rau củ nhiều hơn người Pháp nói chung, họ tìm kiếm các loại rau củ khác nhau để làm phong phú thêm cho bữa ăn và họ thích những các loại rau củ mà trước đây có thể chưa có.

rau-cu-qua-viet-nam-tai-phap-01-1713081103.jpg
Nhiều mặt hàng rau củ quả của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Pháp đã giảm đáng kể. (Ảnh minh họa)

Cùng với làn sóng của ẩm thực châu Á và nhu cầu đổi mới khẩu vị cho những người ăn rau củ hữu cơ và thuần chay ngày một nhiều, rau có nguồn gốc ở vùng khí hậu nhiệt đới đã được trồng tại các nhà vườn ngay tại châu Âu. Ngày xưa, để nấu một bữa ăn châu Á, người dân phải đến các cửa hàng dành cho người châu Á, còn bây giờ thì không cần nữa, nó đã được bán tại các siêu thị.

Như vậy, khoảng trống trên thị trường rau củ nhiệt đới đã dần được điền với lợi thế về giá thành và cảm tình của người tiêu dùng châu Âu khi hạn chế được việc thải khí Carbon trong quá trình vận chuyển.

Nếu giải quyết được việc maketing cho rau củ quả đến từ Việt Nam, chúng ta lại gặp phải việc khác nữa là sự cạnh tranh sát sườn khác là rau củ quả đến từ châu Á đã được dân trồng tại châu Âu. Đây là một bài toàn nan giải cho rau củ quả Việt Nam đến từ chính Việt Nam.

Năm 2024 xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,5-7 tỷ USD

Sau thành công bước đầu là đặt chân vào hệ thống đại siêu thị tại Pháp, rau củ quả có xuất xứ châu Á nói chung và Việt nam nói riêng đang có phần chững lại và giảm sút.

Tuy gặp khó khăn ở thị trường Pháp, nhưng nhìn chung những tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng trưởng khả quan. Chỉ 2 tháng đầu năm ngành rau quả đã mang về gần 1 tỷ USD, tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước đến gần 73%. Nếu duy trì tốt đà tăng trưởng này, xuất khẩu có thể đạt 6,5 tỷ USD Còn nếu mở thêm được thị trường mới, thì có thể đạt 7 tỉ USD.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau Quả Việt Nam, dự báo năm 2024, xuất khẩu rau quả tiếp tục tăng trưởng 15-20%. Thậm chí, nếu tận dụng tốt cơ hội từ các Nghị định thư mang lại, xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,5-7 tỷ USD".

Theo ông Nguyên, mặc dù sự kiện Biển Đỏ gây nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ nhưng sẽ thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh, nhất là mặt hàng sầu riêng, thanh long, mít, chuối, xoài… Đặc biệt, dừa trái hứa hẹn cho kim ngạch từ 500-600 triệu USD nếu Nghị định thư được ký kết.

rau-cu-qua-viet-nam-tai-phap-02-1713081055.jpg
Chỉ 2 tháng đầu năm ngành rau quả đã mang về gần 1 tỷ USD. (Ảnh minh họa)

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết trong năm 2023, Việt Nam đã hoàn thiện nhiều “visa” cho nhiều loại trái cây được phép xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Năm 2024 sẽ tiếp tục đàm phàn mở cửa thêm nhiều thị trường mới cho xuất khẩu rau quả.

“Trong thời gian tới, sẽ có thêm 4 sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, bao gồm: Dược liệu, dừa, hoa quả đông lạnh và dưa hấu, đóng góp giá trị kim ngạch lớn cho các mặt hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ./.

Bình Nguyên