Vụ lúa Đông Xuân vào thời điểm thu hoạch rộ, thị trường lúa gạo đầu tuần sôi động

Hiện, vụ Đông Xuân đang vào thời điểm thu hoạch rộ, thị trường thu mua lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ngày đầu tuần khá sôi động.

Giá lúa gạo hôm nay 06/3, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định. Hiện, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm ở mức 9.250 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.150 đồng/kg.

Các mặt hàng phụ phẩm giá cũng không có biến động nhiều. Hiện giá cám khô ở mức 8.050 đồng/kg, giá tấm ở mức 9.200 đồng/kg.

Cụ thể, tại kho An Giang, lúa Đài thơm có giá 8 6.700 – 6.800 đồng/kg; nếp tươi Long An 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 5451 6.400 – 6.600 đồng/kg; nàng hoa 9 6.800 – 7.100 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp tươi An Giang đang được thương lái thu mua ở mức 7.000 – 7.200 đồng/kg; nếp Long An tươi 7.850 – 8.000 đồng/kg.

gao-1678077129.jpg
Vụ lúa Đông Xuân đang vào thời điểm thu hoạch rộ, thị trường sôi động. Ảnh minh hoạ (Ảnh: VOV)

Tại các chợ lẻ, giá gạo thường có giá từ 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg và Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.

Giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới hôm nay chững lại sau phiên điều chỉnh giảm. Hiện, giá gạo 5% tấm đang ở mức 448 USD/tấn; gạo 25% tấm duy trì ở mức 428 USD/tấn.

Theo ông Trần Minh Kiệt, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn đang tập trung thực hiện các hợp đồng phải giao và ký kết thêm các hợp đồng mới, chủ yếu là gạo thơm và đi các thị trường thường xuyên là Philippines, Ghana, Cameroon, Bờ biển Ngà, Hàn Quốc. Dự kiến trong năm 2023, sản lượng gạo xuất khẩu của Cần Thơ sẽ đạt gần 814 ngàn tấn, kim ngạch trên 384 triệu USD, trong đó gạo thơm chiếm sản lượng lớn.

Các chuyên gia dự báo, năm 2023 xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục thuận lợi bởi giá gạo trong ngắn hạn vẫn duy trì ở mức tốt do bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến cho nhu cầu dự trữ lương thực để đảm bảo an ninh lương thực của các nước tăng lên.

Cũng theo FAO, tỷ lệ các quốc gia và khu vực không đảm bảo an ninh lương thực đã chiếm tới 30,4% dân số thế giới. Vì vậy, gần 30 quốc gia đã thực hiện siết chặt, hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu lương thực nhằm bảo vệ nguồn cung nội địa.

Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,45 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt 486 USD/tấn.

Trong tháng 1/2023 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 359.310 tấn, mang lại 186,6 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình 519,3 USD/tấn. So với tháng 1/2022, giảm 29% về số lượng, nhưng tăng 6,8% về giá xuất khẩu.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 1 vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm có nhu cầu tiêu thụ lớn về sản lượng. Trong đó, Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước.

Ánh Dương (t/h)