Chào mừng Tết Độc lập, huyện Than Uyên tái hiện lễ hội "Mừng cơm mới" của đồng bào dân tộc Khơ Mú, thể hiện nét văn hóa nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số.
Mục lục
Hàng năm, vào tháng 8 - 9 dương lịch, khi mùa màng đã thu hái xong, đồng bào Khơ Mú lại cùng nhau tổ chức Lễ hội Mừng cơm mới. Mở màn cho phần Lễ là nghi lễ “Thỉnh mời tổ tiên” với lời khấn kể về quá trình khai khẩn và gieo trồng nương rẫy; nhắc nhở con cháu nhớ công ơn của tổ tiên đã phù hộ, giúp con cháu trông nom nương rẫy, cây trồng.Tiếp đến là nghi lễ mời cơm, ông chủ lễ một tay vít 2 cần rượu mồi cho rượu chảy ra rồi khấn mời tổ tiên hưởng lễ, tiếp tục phù hộ cho gia đình, con cháu được mọi điều tốt đẹp “làm việc gì cũng được, nghĩ việc gì cũng nên"…Sau khi khấn mời tổ tiên, nghi thức cầu may cũng bắt đầu. Bà chủ nhà bưng chõ xôi đỏ có giấu 2 đồng tiền ra giữa nhà, sau đó đổ xôi ra mẹt, vừa đổ vừa nói “Ăn nên làm ra nhớ”. Sau khi xôi được đổ ra, mọi người chen nhau vào bới tìm đồng tiền với hi vọng năm tới sẽ khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu.Nghi thức phát lộc cho những người tham gia Lễ hội. Ông chủ nhà bưng đĩa gạo cốm, trong đó có 5 đồng tiền vừa cất lời chúc mọi người may mắn, vừa vốc cốm vãi ra xung quanh 5 lần.Sau đó, chủ lễ cầm cả đĩa gạo cốm vung cho gạo cốm vãi ra khắp nhà. Người Khơ Mú tin rằng những đồng tiền đó rơi trúng vào ai thì người đó năm tới sẽ được may mắn.Cũng trong phần lễ, nghi thức Hát mừng cơm mới được một bà lão phúc hậu đại diện hát mừng gia chủ, chúc cho gia đình nhiều sức khỏe, mùa màng bội thu..Lễ hội Mừng cơm mới tiếp tục với các trò chơi, điệu múa tạo nên tính hấp dẫn, vui nhộn. Mọi người tay trong tay cùng đắm say trong điệu xòe trống, chiêng trong Lễ hội Mừng cơm mới.
Ứng dụng chuyển đổi số ngành du lịch là hướng đi cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tra cứu thông tin du lịch của người dân và du khách, đồng thời đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Thanh Hoá đến khách du lịch trong nước và quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm, Phiên thảo luận sẽ là cơ hội để các quốc gia trao đổi và xây dựng chương trình hành động dựa trên 3 kiến tạo gồm kiến tạo thể chế xanh bao trùm, công bằng, lấy thị trường làm trung tâm điều tiết và phân bổ nguồn lực là nền tảng; kiến tạo năng lực kinh tế xanh; kiến tạo khuôn khổ hợp tác quốc tế xanh và liên kết đa ngành, đa chủ thể.
Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, theo đó phấn đấu điện thương phẩm năm 2030 đạt khoảng 500,4 - 557,8 tỉ kWh, định hướng năm 2050 đạt khoảng 1.237,7 - 1.375,1 tỷ kWh. Đồng thời, đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, hữu tình cùng một nền văn hóa bản địa đặc sắc, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đang nỗ lực vươn lên trở thành một trong những điểm đến du lịch đặc sắc nhất của vùng đất Tây Nguyên.
Theo ông Maximo Torero - Kinh tế trưởng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Việt Nam đang đi đúng hướng khi đặt con người làm trung tâm của chuyển đổi xanh, kết hợp đổi mới sáng tạo, khoa học và trí tuệ nhân tạo để kiến tạo một nền nông nghiệp công bằng và bền vững.
Nhờ thể chế và môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện, nền tảng chính trị ổn định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư FDI trên thế giới trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Với dư địa thị trường lớn, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc đang là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi cần nhận diện đầy đủ để đối phó, đặc biệt là vấn đề về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Những năm qua, từ việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng nhiều cách làm thiết thực, quyết liệt, tiến trình gỡ "thẻ vàng EC” của ngành thủy sản Nghệ An có nhiều chuyển biến tích cực. Thành quả đem lại là cuộc sống ấm no của ngư dân từ những chuyến vươn khơi thuyền đầy tôm cá.
Trong khi Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong việc chuyển dịch năng lượng và phát triển nền kinh tế xanh, tuần hoàn. Do đó, từ góc độ cơ quan quản lý và hoạch định chính sách, Bộ Công Thương luôn mong muốn thị trường điện mặt trời tại Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định, minh bạch và hiệu quả.