Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trước cơ hội lớn từ ngành hàng không và bán dẫn

Các công ty hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới như Boeing, Airbus đang tìm kiếm nhà cung ứng Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất của họ. Con đường để tham gia sản xuất linh phụ kiện cho những chiếc máy bay đã rộng mở. Nếu làm được điều này, Việt Nam sẽ trở thành “mắt xích” quan trọng trong ngành hàng không vũ trụ.
1-1723799142.jpg
TS Trần Trọng An - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Công nghệ Hamikia chia sẻ về xu hướng và yêu cầu của chuỗi cung ứng nghành bán dẫn tại M-TALKS với chủ đề “Cơ hội trong chuỗi cung ứng hàng không và bán dẫn cho doanh nghiệp gia công chi tiết”.

Trên đây là chia sẻ của ông Nguyễn Thanh Hòa - Giám đốc điều hành Makino Việt Nam tại M-TALKS với chủ đề “Cơ hội trong chuỗi cung ứng hàng không và bán dẫn cho doanh nghiệp gia công chi tiết” diễn ra ngày 15/8/2024 tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu của hai nghành công nghiệp mũi nhọn này.

Với sự tham gia của hơn 130 khách mời bao gồm các nhà quản lý, chuyên gia và lãnh đạo từ các doanh nghiệp cơ khí chính xác, M-TALKS với chủ đề “Cơ hội trong chuỗi cung ứng hàng không và bán dẫn cho doanh nghiệp gia công chi tiết” không chỉ là nơi chia sẻ thông tin mà còn là diễn đàn kết nối doanh nghiệp, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới. M-TALKS đã quy tụ 4 diễn giả uy tín đến từ các tổ chức và doanh nghiệp lớn, bao gồm: Ông Nguyễn Thanh Hòa - Giám đốc điều hành Makino Việt Nam, ông Paul Trần - Tổng Giám đốc Meggitt Việt Nam, ông Trần Trọng An - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Công nghệ Hamikia, bà Lê Nguyễn Duy Oanh - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh (CSID).

Tại sự kiện, đại diện từ các doanh nghiệp lớn và chuyên gia trong nghành cơ khí chính xác đã có cơ hội thảo luận, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, mở ra những cơ hội cho các doanh nghiệp gia công chi tiết tại Việt Nam trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đón đầu xu hướng: Hàng không và bán dẫn - 2 ngành công nghiệp mũi nhọn

Nghành hàng không và công nghệ bán dẫn đang có những bước tiến vượt bậc, đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế toàn cầu. Những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của các nghành này, nhờ vào các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước và việc ký kết nhiều hiệp định thương mại quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là các lĩnh vực có giá trị cao như hàng không và bán dẫn. Tuy nhiên, để đạt được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư vào hệ thống sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại, và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe mà các chuỗi cung ứng toàn cầu yêu cầu.

2-1723799179.jpg
Ông Nguyễn Thanh Hòa - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Makino Vietnam chia sẻ cơ hội và thách thức trong nghành hàng không Việt Nam tại M-TALKS với chủ đề “Cơ hội trong chuỗi cung ứng hàng không và bán dẫn cho doanh nghiệp gia công chi tiết”.

Trong bối cảnh đó, nghành cơ khí chính xác đang được đánh giá là trụ cột tiềm năng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của nghành hàng không và bán dẫn. Tại Việt Nam, ngành cơ khí chính xác đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với năng lực sản xuất ngày càng cao và sự đầu tư bài bản vào công nghệ tiên tiến. Các doanh nghiệp gia công cơ khí có thể tận dụng cơ hội từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, khi các tập đoàn lớn đang tìm kiếm các đối tác đáng tin cậy tại khu vực Đông Nam Á.

“Ngành bán dẫn là ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử, máy tính, và thiết bị di động bằng việc sử dụng chất bán dẫn. Các vi mạch và chip được sản xuất từ chất bán dẫn có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện. Đây là một nghành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kinh tế toàn cầu. Đồng thời, là nền tảng cho các thiết bị điện tử, vi mạch, và các linh kiện điện tử khác”, TS Trần Trọng An - Giám đốc Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Công nghệ Hamikia cho biết.

“Ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đã và đang chứng minh tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Xu hướng dịch chuyển của các tập đoàn ngành bán dẫn đang đặt Việt Nam Việt Nam trước cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia và có vị trí trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu. Vậy Việt Nam cần chuẩn bị chạy đua như thế nào để có thể bắt nhịp được cơ hội vốn không dành cho số đông và thời gian chỉ tính bằng năm”, Tiến sĩ Trần Trọng An cho biết thêm.

“Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu có mức tăng trưởng 13% mỗi năm giai đoạn 2001 - 2021, đạt quy mô 600 tỷ USD. Nghành công nghiệp này được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng và đạt quy mô 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Hiện nay, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn trong nghành điện tử, bán dẫn như Intel, Synopsys, Infineon, Amko, Samsung đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam, nên cơ hội mở ra đối với doanh nghiệp trong nước là rất lớn”, Tiến sĩ Trần Trọng An chia sẻ.

Trong phần chia sẻ cơ hội và thách thức trong nghành hàng không Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Hòa - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Makino Vietnam cho biết: “Các công ty hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới như Boeing đang tìm kiếm nhà cung ứng Việt Nam tham gia vào mạng lưới của họ. Không chỉ Boeing để mắt tới Việt Nam, mà Airbus, nhà sản xuất máy bay lớn của Pháp và Châu Âu khẳng định tầm quan trọng của các mối quan hệ đối tác lầu dài tại Việt Nam. Lãnh đạo Airbus nhiều lần nhấn mạnh tới ưu tiên chuỗi cúng ứng tại Việt Nam, trong đó mục tiêu hướng tới hỗ trợ những công ty trong nước có đủ năng lực cung cấp linh kiện cho Airbus”.

Với sự phát triển của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Airbus, Boeing, Safran, ông Hòa cho biết Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nghành hàng không. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về những thách thức lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt, đặc biệt là trong việc áp dụng công nghệ mới và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe.

3-1723799226.jpg
. Các diễn giả chia sẻ những thông tin, cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngành hàng không và bán dẫn.

Tham luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, bà Lê Nguyễn Duy Oanh - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh (CSID) đã có những đánh giá cụ thể về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp gia công chi tiết Việt Nam so với các nước trong khu vực. Bà Oanh nhấn mạnh: “Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội, nhưng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng”. Bên cạnh đó, bà Oanh đã trình bày các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, bao gồm việc cung cấp tài chính ưu đãi, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật và kết nối doanh nghiệp với các đối tác quốc tế. “Việc tham gia vào các chương trình này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu”, bà Oanh cho biết thêm.

4-1723799273.jpg
5-1723799296.jpg
Các máy công cụ và thiết bị chính xác cao của Trung tâm Công nghệ Makino (Trong khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh) sử dụng cho đào tạo, chuyển giao quy trình và công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong nước, giúp họ có thể trở thành những nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia, cũng từ đó họ có thể tự sản xuất ra được các sản phẩm dành cho xuất khẩu.

Dưới góc nhìn của ông Paul Trần - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Meggitt Việt Nam về xu hướng thị trường và tiềm năng trong nghành hàng không toàn cầu, ông đã nêu những cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp gia công chi tiết tại Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường để cạnh tranh và phát triển bền vững. Ông Paul nhấn mạnh: “Để trở thành nhà cung cấp cho các hãng hàng không lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chứng minh năng lực qua việc đạt các chứng nhận quốc tế và liên tục cải tiến công nghệ. Sự cạnh tranh trong nghành rất khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ có chất lượng sản phẩm cao mà còn phải đảm bảo giá thành hợp lý. Với vai trò của mình, Meggitt sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp gia công chi tiết Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của nghành”.

Khép lại M-TALKS với những kỳ vọng lớn

M-TALKS với chủ đề “Cơ hội trong chuỗi cung ứng hàng không và bán dẫn cho doanh nghiệp gia công chi tiết” kết thúc với những kỳ vọng lớn từ phía cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia tham gia. Đây không chỉ là dịp để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và học hỏi, mà còn là cơ hội để mở rộng mối quan hệ, tìm kiếm đối tác mới, và chuẩn bị cho những bước tiến tiếp theo trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. 

M-TALKS với chủ đề “Cơ hội trong chuỗi cung ứng hàng không và bán dẫn cho doanh nghiệp gia công chi tiết” nằm trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế về máy công cụ và giải pháp gia công kim loại METALEX VIETNAM 2024 sẽ diễn ra từ ngày 2 - 4/10/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh. Đây sẽ là một sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy ngành cơ khí và gia công chi tiết tại Việt Nam tiếp tục phát triển, vươn ra thế giới./.

Đạm Quang Lê