Hải quan Lạng Sơn phát hiện buôn lậu tăng mạnh

Những tháng cuối năm 2022 và thời điểm gần Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 bởi nhu cầu về hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm, mỹ phẩm và đồ điện tử trong nước tăng cao dẫn đến nhiều gian thương lợi dụng việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa để buôn lậu.

Trong vòng hai tháng tháng 10 và tháng 11, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Chi Ma đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn 18 vụ nhập khẩu hàng hóa không đúng với chủng loại hàng đã kê khai, tăng 100% so với thời điểm tháng 8 và tháng 9/2022, với phương thức móc ngoặc với các doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu hàng hóa lợi dụng cơ chế quản lý rủi ro trong thông quan hàng hóa thực hiện kê khai sai hàng hóa nhập khẩu so với thực tế nhằm trốn thuế.

Cũng trong thời gian này, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu Tân Thanh cũng phát hiện 75 vụ các đối tượng buôn lậu cài cắm hàng lậu vào công-ten-nơ tái nhập vào Việt Nam.

Trước thực trạng đó Ông Vũ Tuấn Bình, Phó cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết các phòng nghiệp vụ và các chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh đã tăng cường thực hiện rà soát các nhãn hiệu khi tiếp nhận để kiểm tra hồ sơ hải quan khai báo trên phần mềm. Khi nghi ngờ thì yêu cầu doanh nghiệp xuất trình hồ sơ bản gốc hợp đồng, hóa đơn thương mại, bản kê chi tiết hàng hóa, chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), vận đơn khi doanh nghiệp làm th

amh-1669777975.jpeg
(Ảnh minh họa, nguồn: vinacas.com.vn)

Các chi cục, đội nghiệp vụ hải quan đã và đang tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa nhập khẩu; tăng cường công tác thu thập, phân tích thông tin về doanh nghiệp, nhằm có biện pháp phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định đối với hành vi vận chuyển hàng lậu qua cửa khẩu.

Ngoài ra, các chi cục hải quan tại cửa khẩu tăng cường giám sát hải quan tại các địa điểm kiểm tra, nơi tập kết hàng hóa; giám sát các kho chứa hàng hóa nhằm triệt phá các điểm tập kết hàng lậu ngay trong khu vực cửa khẩu; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giám sát trực tuyến thông qua hệ thống giám sát từ khu vực kho bãi của bên Việt Nam và phía Trung Quốc; tăng cường giám sát hàng hóa qua cửa khẩu.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vào cuộc chống buôn lậu 

Mới đây, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1542/QĐ-BGTVT ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong những tháng cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ở các chuyên ngành; nắm vững diễn biến tình hình, để kịp thời giải quyết triệt để hiện tượng lợi dụng loại hình để vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kém chất lượng; Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các tuyến vận tải từ biên giới vào nội địa, ngăn chặn có hiệu quả việc vận chuyển trái phép hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ;

Tuyên truyền và phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn để các cán bộ công chức, viên chức người lao động trong toàn ngành để nhận biết các mặt hàng cấm, hàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, sức khoẻ cộng đồng, môi trường.

Nhóm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, gian lận trong đo lường, chất lượng như

Nhóm các lĩnh vực bị lợi dụng để vi phạm như chính sách ưu đãi hoàn thuế VAT đối với hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chính sách ưu đãi đầu tư, thuế đối với khu kinh tế cửa khẩu,...

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm soát chặt chẽ tại các đầu mối giao thông (bến xe, nhà ga, cảng) và các trạm kiểm tra tải trọng phương tiện; kiên quyết từ chối vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng. Thủ trưởng bến xe, nhà ga, cảng và doanh nghiệp vận tải phải chịu trách nhiệm về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong bốc, xếp và vận chuyển tại đơn vị mình.

Khánh Ngân