Mưa phùn triền miên khiến căn nhà chỉ vỏn vẹn 7m2 của ông H. tại phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn trong tình trạng ẩm ướt, nền nhà nhớp nháp, trơn trượt. Ông dùng tạm chiếc máy sưởi con trai tặng từ trước Tết với mong muốn tường bớt mốc chừng nào hay chừng ấy. Đối với người dân ở đây, những ngày thời tiết như thế này là nỗi ám ảnh.
Cố mở cửa ra để cho ánh sáng dù chỉ là nhỏ nhất có thể chiếu vào, nơi lại đóng kín cửa cả ngày lẫn đêm để bật điều hòa chống ẩm mà cũng không ăn thua. Mới sơn sửa được 2 tháng đổ lại, quán cà phê của anh B. đã lộ ra những vết ẩm mốc, bong tróc. Vừa lo về cơ sở vật chất, lại lo cả những hạt cà phê không biết bảo quản thế nào.
"Sàn nó nồm ẩm thì khách đi lại nó bẩn nhiều hơn, các mảng tường bọn em chát xi măng có dấu hiệu bong tróc. Sử dụng máy hút ẩm để làm sao hạt của mình có chất lượng tốt nhất. Cảm nhận một tuần nay thì khách ít hơn", anh B., quản lý quán cà phê, chia sẻ.
Nơi vắng vế, có chốn lại đông đúc lạ thường, các dịch vụ giặt là đắt khách gấp 2 - 3 lần so với bình thường.
Mùa này dường như là đông khách nhất với tất cả các cửa hàng giặt là. Có phơi thì cũng không thể phơi được. Càng phơi nó càng ẩm lại. Càng ẩm, quần áo lại sinh ra mùi hôi. Sẽ giặt và sấy luôn cho khách, còn lại thì họ tự giặt rồi mang ra nhờ mình sấy.
"Một ngày nhà mình rơi vào khoảng 120 kg, nhưng từ giờ đến chiều thêm 30 - 40 kg nữa là chuyện nhỏ", anh K., chủ tiệm giặt là, cho biết.
Còn nhiều nhà có điều kiện hơn cũng không ngần ngại đặt hàng những máy hút ẩm, máy sấy quần áo cho gia đình. Máy sấy quần áo tại cửa hàng chị Y. (kinh doanh mặt hàng điện lạnh) vẫn còn vì giá thành cao, còn máy hút ẩm hết sạch, đến nỗi không có cả hàng trưng bày.
Liên tục có những cuộc điện thoại đặt hàng, ngày càng nhiều dịch vụ lên như diều gặp gió mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Nhiều người kinh doanh tâm sự chẳng khác gì làm nghề nông, trông trời, trông đất, trông mây, tông mưa, trông nang, trông ngày, trông đêm.