Giải pháp sạch và thân thiện môi trường trong nông nghiệp và xử lý chất thải

Nhiều giải pháp xử lý nguồn nước, xử lý nước thải, xử lý mùi và cải tạo đất nông nghiệp đang được nhiều doanh nghiệp, nông dân quan tâm trong hoạt động sản xuất. Trong đó, ứng dụng các dòng sản phẩm dạng enzyme được xem là giải pháp sạch thân thiện môi trường, dễ sử dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, cũng góp phần vào sự phát triển bền vững, đáp ứng với xu hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững.
giai-phap-moi-truong-dnktx-1732314995.jpg
Trong nông nghiệp từ nuôi trồng đến chế biến, gây tác động lớn đến chất lượng môi trường thông qua các loại chất thải.

Việt Nam có các điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp trong lĩnh vực cây lương thực, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, rau củ quả, hoa màu và lĩnh vực sau thu hoạch là chế biến lương thực, thực phẩm. Bên cạnh đó, dựa vào chiến lược quốc gia, với tiềm năng lớn và cơ hội kinh doanh đã hình thành các khu đô thị mới, nâng cấp phát triển các đô thị, hình các khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các khu công nghiệp ra đời đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo ra áp lực lớn lên mảng hạ tầng kỹ thuật trong ngành nông nghiệp, công nghiệp, đô thị.

Cụ thể là vấn đề đầu tư cho sản xuất sạch đảm bảo an toàn thực phẩm, đầu tư bảo vệ môi trường, an toàn về nguồn nước cấp, đầu tư xử lý các dạng chất thải rắn, lỏng, khí, cải tạo đất… Nhiều năm trở lại đây, để hội nhập cho thị trường trong nước và đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường khó tính thì việc đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch đang được các doanh nghiệp và các hộ nông dân quan tâm sâu rộng và đầu tư mạnh mẽ dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tất cả các hoạt động sinh hoạt trong đô thị, trong công nghiệp sản xuất chế biến và trong nông nghiệp đều có nhu cầu dùng nguồn nước sạch đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt. Chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng thì nhu cầu nguồn nước lớn và cực kỳ quan trọng. Trồng trọt thì nhu cầu dùng nước, cải tạo đất tơi xốp, hạn chế dùng phân bón, nhất là phân bón vô cơ, khuyến khích dùng phân bón hữu cơ và gốc sinh học.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp từ nuôi trồng đến chế biến, hoạt động công nghiệp và hoạt động đô thị cũng gây tác động lớn đến chất lượng môi trường thông qua các loại chất thải, nếu không kiểm soát tốt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường đất và không khí… Các thành phần BOD, COD, chất dinh dưỡng gốc Nitơ và Phốtpho, kim loại trong phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lan truyền theo nguồn nước xuống ao hồ, sông rạch gây ra các hiện tượng phú dinh dưỡng hóa, giảm lượng oxy hoà tan, ô nhiễm độc chất cho nguồn nước, ô nhiễm vùng đất nông nghiệp, phát tán mùi và gây cằn cỏi đất…

giai-phap-moi-truong-dnktx2-1732315092.jpg
Ông Ngô Khánh Linh, TGĐ công ty Biso Jica Japan Việt Nam chia sẻ về giải pháp bảo vệ môi trường.

Theo ông Ngô Khánh Linh, TGĐ công ty Biso Jica Japan Việt Nam, đơn vị chuyên cung cấp các gói giải pháp cho đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi bằng công nghệ Enzym có xuất xứ từ Nhật Bản cho biết: Giải pháp được xem là tối ưu chính là áp dụng các ứng dụng các Enzyme, một giải pháp an toàn trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm, an toàn bảo vệ cho môi trường nước, đất và không khí, giải pháp thân thiện môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái. Gói giải pháp cho đô thị, công nghiệp, nông nghiệp được nghiên cứu và sử dụng Nhật Bản và một số quốc gia châu á đã mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư khi áp dụng sản phẩm Enzyme vào chuỗi quy trình hoạt động sản xuất.

Áp dụng trong xử lý nước thải: việc đưa Enzyme vào sử dụng là giải pháp tốt nhất cho việc giảm nồng độ, dầu mỡ các loại, BOD, COD, TSS, TS, T-N, T-P, cải thiện nồng độ bùn và tăng khả năng lắng bùn; giảm lượng nước của bùn khử nước; giảm bùn dư và bùn nổi, khử mùi và kiểm soát tạo mùi…Từ đó, tạo ra một mô hình hệ sinh vi sinh vật tốt tuần hoàn để giảm tải lượng phát thải cho hệ thống xử lí nước thải, tiết kiệm chi phí điện, hóa chất, đặc biệt là góp phần vào công tác ngăn ngừa các tác động xấu đến môi trường.

Đặc biệt, Enzyme là dạng sản phẩm hữu cơ, an toàn, thân thiện và vô hại đến con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường cảnh quan, tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao, góp phần vào sự phát triển bền vững phù hợp với phát triển hướng nông nghiệp sạch, bền vững, giảm thiểu rủi ro cho người nông dân. Đây là gói giải pháp đa lĩnh vực và là một ưu điểm nổi trội vượt bậc so với sử dụng các loại hóa chất vào quy trình xử lý.

Ông Linh chia sẻ: Enzyme đóng một vai trò quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong việc cải thiện quá trình tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của tôm và cá, cua… Ngoài ra, enzyme còn giúp giảm thiểu các yếu tố kháng dinh dưỡng trong thức ăn, làm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn và giảm lượng chất thải ra môi trường, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và tăng hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản”.

Ứng dụng Enzyme sẽ giúp giảm phát sinh các khí gây mùi hôi, khí độc. Đồng thời, hạn chế sự phát triển côn trùng và ấu trùng trong nguồn nước, nước thải. Dưới tác động của các Enzym giúp nâng cao chất lượng nước và ngăn chặn sự tạo bọt; Giảm lượng nitơ và photpho trong nước (từ chất thải và thức ăn dư thừa) giúp cải thiện hiện tượng phú dưỡng và ức chế tăng sinh tảo lục, tảo lam; Cải thiện khả năng miễn dịch và năng suất thuỷ sản; Phân huỷ và giảm tích tụ bùn thải đáy, ngăn chặn và kiểm soát mùi hôi, khí độc./.

Tuấn Trần