Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có biến động nhiều. Theo đó, tại kho An Giang, giá lúa duy trì ổn định. Cụ thể, lúa OM 18 đang được các thương lái thu mua ở mức 6.500 – 6.600 đồng/kg; lúa Nếp tươi An Giang 6.000 – 6.200 đồng/kg; nếp tươi Long An từ 6.600 – 6.800 đồng/kg; Đài Thơm 8 ở mức 6.800 – 7.000 đồng/kg; lúa IR 504 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 6.200 – 6.400 đồng/kg; Nàng hoa 9 là 6.400 – 6.600 đồng/kg; OM 5451 duy trì ở mức 6.400 – 6.500 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg; Nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg và lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu, thành phẩm đi ngang. Theo đó, giá gạo nguyên liệu ở mức 9.700 đồng/kg. Tương tự, giá gạo thành phẩm ở mức 10.800 – 10.900 đồng/kg.
Đối với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 duy trì ở mức 9.300 đồng/kg; cám khô tăng dao động quanh mốc 7.350 - 7.450 đồng/kg.
Ghi nhận tại một số chợ lẻ cho thấy, giá gạo không có biến động nhiều sau phiên điều chỉnh. Theo đó, gạo thường đang có giá bán từ 11.000 – 12.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine từ 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Sóc thường là 15.000 đồng/kg; nếp ruột từ 16.000 – 18.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen là 22.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng là 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa là 18.500 đồng/kg; Sóc Thái là 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan là 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật là 22.000 đồng/kg; Cám có giá từ 7.500 – 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì từ 18.000 – 19.000 đồng/kg và Hương Lài là 19.000 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam dao động khoảng 483-487 USD/tấn; gạo Jasmine ở mức 553-557 USD/tấn.
Các doanh nghiệp cho hay, hiện nay nhu cầu nhập khẩu gạo tại các thị trường truyền thống của Việt Nam như: Philippines, Trung Quốc, Indonesia và các quốc gia châu Phi tăng. Tại các nước châu Âu, do xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên, đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo được hưởng lợi./.