Cũng như hàng ngàn ngôi chùa khác ở miền Bắc nước ta, trải qua sự tác động của thời gian và bom đạn của chiến tranh ngôi chùa bị xuống cấp nghiêm trọng, những dấu tích gần như bị phá huỷ hoàn toàn. Di tích còn lại chỉ là một vài ngôi tháp. Những thập niên cuối của thế kỷ trước, người dân nơi đây mới tôn tạo lại được 3 gian nhà ngói để có nơi hương khói vào những ngày tuần rằm mồng một.
Qua quá trình khảo cổ cho thấy chùa Quang Minh là một trong những ngôi chùa cổ kính của tỉnh Hải Dương, đã trải qua những thăng trầm lịch sử thịnh suy của nhân thế chùa cũng có lúc thịnh lúc suy. Có thời gian chùa hầu như bị phá hủy hoàn toàn rồi lại được dựng mới. Các thiền sư trụ trì liên tục được kế tiếp nhau từ thời tổ Khai Sơn Lập tự như Quốc Sư độn tích thời Trần, Thánh tổ Huyền Trân, Đại pháp thiền sư sắc phong dương cảnh Thành Hoàng Chính vị Đại Vương, thượng đẳng Tôn thần Tông tránh vương phủ tăng thống Nguyễn Tuấn Đức, tì kheo tăng thích biết chân Phúc Hiền, Thích Viết Chân đạo tu, Thích Viết Chân Đạo Thái, Thích Thông Tẩy, Thích Tâm Đỏ, Thích Nguyên Sửu và nhiều các chư vị tổ sư trụ trì khác cùng Chư tăng liên tục tu hành tại chùa cho đến năm 1965.
Như đã biết được sau khi viên tịch sẽ chưa có người hành tu nối tiếp, nhà sư đã tự xây tháp cho mình khi còn sống, tháp được xây vào năm Bính Tý 1936, người viên tịch năm 1965. Kể từ khi thiền sư Thích Nguyên Sửu viên tịch cho đến hết thế kỷ 20, chùa đã không có sư chủ trì.
Sau nhiều chục năm chùa vắng bóng sư, chùa cũng trở nên hoang tàn kể từ khi thiền sư Thích Nguyên Sửu viên tịch, người dân nơi đây thấy được sự cần thiết khi có sư chủ trì nên đã đề nghị với chình quyền địa phương, Giáo hội phật giáo (GHPG) các cấp. Ý nguyện của người dân nơi đây được thoả lòng mong đợi, đó chính là năm đầu của thế kỷ 21 (tháng 10/2004) Đại Đức Thích Giác Thành được GHPG tỉnh Hải Dương bổ nhiệm điều động đến chủ trì chùa Bóng.
Cũng kể từ đây nhiều di tích khảo cổ được Đại Đức Thích Giác Thành khai mở, từ đi tìm di tích, mời giáo sư sử học đến dịch các bản dịch từ các bia đá, kinh sách, hay bất kỳ các dấu tích nào còn sót lại. Sau nhiều năm tìm tòi Đại Đức Thích Giác Thành cũng đã tìm được rất nhiều những dấu tích để lại dựa trên cơ sở khoa học và cũng có nhiều dấu tích đầy tính tâm linh huyền bí.
Những di tích điển hình được Đại Đức Thích Giác Thành dịch ra như: Văn bia cưỡi rùa ký hiệu 13111, đặt hướng tây Chùa do Tiến sĩ Đỗ khoa Bính Thìn 1556 Công bộ thị lang Đông các học sĩ Đỗ Uông, khắc năm 1579 có nội dung: Ứng Vương Mạc Đôn Nhược do mến mộ cảnh chùa nên đã lập dinh thự bên cạnh chùa để qua lại. Đồng thời cho mở mang khuôn viên cảnh Phật, xây dựng lại chính điện, nhà trước, nhà sau, hành lang bốn mặt, tam quan lầu các. Những gì cũ nát đều được tu sửa khang trang. Ứng Vương này còn đặt tên chùa là Viên Quang Khám. Sau này, Thái hoàng Thái Hậu, mẹ của Vua Mạc Mậu Hợp cũng tham gia đóng góp xây dựng chùa.
Cũng theo Đại đức Thích Giác Thành “Đây là văn bia sớm nhất vào thời Mạc năm Viên Thành thứ hai. Ở đây có nói về công trình của phụ chính Ứng Vương Mạc Đôn Nhược khu vực nơi đây để nghỉ ngơi và xây lại toàn bộ ngôi chùa, đặt tên là Viên Quang Khám. Sau khi nhà Mạc bị nhà Lê lấy lại thì nhà Lê vẫn tiếp tục công đức vào đây”.
Mặt sau của bia ký hiệu 13112 khắc năm 1628 có nội dung: Đệ nhất cung tần của Chúa Trịnh Tùng cung tiến 30 lạng bạc, mua thêm ruộng hương hỏa cung tiến vào chùa. Văn bia còn ghi chú thêm: phủ Hạ Hồng công đức hai mẫu tám sào năm thước chín tấc tây ruộng.
Văn bia đặt ở phía Đông chùa ký hiệu 13109 khắc năm 1620 chép “Việc tu tạo tháp Cửu phẩm do nho sĩ địa phương và vị sư nguyên trụ trì chùa cùng đệ tử trụ trì chùa soạn” ca ngợi chùa là một tòa lâu đài thắng cảnh, một danh lam tráng lệ rất hợp phong thủy, sao tốt chiếu soi, trung linh địa mạch và đồng thời ca ngợi công đức bà Đỗ Thị Ngọc Châm thuộc dòng dõi kim chi ngọc diệp đã đóng góp công chính trong việc xây dựng từ năm 1617 đến tháng chạp năm 1619 thì hoàn thành. Chùa vẫn lấy tên là Viên Quang Khám.
Mặt sau Văn bia ký hiệu 13110 khắc năm 1707 ghi: Phương danh công đức: các quận chúa, các phu quân quận chúa, quan viên địa phương, trụ trì chùa, nguyên trụ trì, chân đạo tu cùng vãi sãi bản tự thời kỳ này cung tiến chùa gồm tiền và ruộng.
Ngoài ra, hiện nay chùa cũng còn lưu giữ được các hiện vật sau: thạch an tháp, lưu xá lợi Thánh tổ Huyền Trân (xưa nay vẫn gọi là quả lựu). Giỗ từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ba pho tượng phật đá: một lân đá, một đôi sấu đá, một voi đá. Một bể khắc chữ Tam bảo vật hiện chìm dưới giếng thiêng. Tháp Tổ lưu xá lợi thờ tổ Thích Thông Tẩy xây lại năm 1935. Tháp vương trạch lưu xá lợi thờ tổ Thích Nguyên Sửu xây lại năm 1936 viên tịch ngày 17 tháng chạp năm 1946. Tháp thanh tịnh thờ Tổ Thích Tâm Đỏ.
Ngoài ra phải kể đến câu chuyện ly kỳ và đầy huyền bí. Theo truyền thuyết và sách Đại Nam nhất thống ghi chép rằng “Chùa Quang Minh ở xã Hậu Bổng phủ Hạ Hồng có ngàn cây xanh biếc, bốn mặt nước trong. Xa xa phía trước có đường cái chạy qua và có dòng sông bao bọc. Xứng là một thắng cảnh của chốn thiền lâm”. Chùa Bóng không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp mà còn được biết đến bởi có nhiều vị cao tăng đạo hạnh, có công lao Hoằng Dương Phật Pháp trong đó có thiền sư Huyền Trân. Sự tích cũng cho hay Thiền sư Huyền Trân họ Lý tên húy là Đức, người làng Dương Liễu phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định, nay thuộc xã Minh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ngài tu hành ở chùa Bồ Đề non Tây Yên Tử sau về trụ trì chùa Quang Minh.
Tương truyền khi đã về già, một hôm Thiền Sư nằm mơ thấy Phật A di đà đến nói cho biết rằng “Ngươi dày công với Phật sự đã lâu, lòng từ bi của ngươi được Phật tổ thấu hiểu. Vì thế đến kiếp sau ngươi sẽ làm Đại đế ở phương Bắc”. Tỉnh dậy, thiền sư liền kể lại giấc mơ với đệ tử của mình và dặn: “Sau này, lúc ta viên tịch, các ngươi hãy lấy son viết lên vai ta mấy chữ sau “An Nam quốc Quang Minh Tự Sa Việt Tì khưu”. Sau đó mới đem nhục thân của ta đi hỏa thiêu”. Các đệ tử đều lắng nghe, ghi nhớ và về sau làm theo đúng ý của Thiền sư Huyền Trân.
Vậy là qua tìm kiếm, triều đình nhà Lê không chỉ biết đến ngôi chùa Quang Minh mà còn khám phá ra một câu chuyện lạ về tiền kiếp của vị vua nước láng giềng phương Bắc./.